Đề xuất sửa đổi một số cơ chế chính sách giảm nghèo
- Cập nhật: Thứ năm, 27/3/2014 | 8:38:41 AM
Chiều 26/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững đã chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo.
|
Tại cuộc họp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất hướng sửa đổi một số cơ chế chính sách giảm nghèo trong thời gian tới cần bảo đảm các mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Quốc hội khóa XIII đề ra. Việc sửa đổi, bổ sung các chính sách dựa trên nguyên tắc: tiếp tục phát huy các chính sách giảm nghèo có hiệu quả; giảm bớt sự chồng chéo và số lượng văn bản chính sách; xây dựng lộ trình thực hiện, dựa trên cơ sở các quy định hiện hành; quy định rõ bộ, ngành chủ trì, cơ quan phối hợp.
Nội dung rà soát, nghiên cứu sửa đổi theo các nhóm chính sách: tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo; hỗ trợ giáo dục-đào tạo đối với học sinh nghèo; hỗ trợ sản xuất đối với hộ nghèo; hỗ trợ bảo hiểm y tế; trợ giúp pháp lý cho người nghèo; đào tạo nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động; hỗ trợ đất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số...
Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu sửa đổi chính sách cho vay vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi chính sách giáo dục đào tạo đối với học sinh nghèo.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, rà soát lại các chính sách hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát các chính sách về đào tạo nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động cho người nghèo.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý vốn đầu tư cho giảm nghèo, cơ chế lập và giao kế hoạch hàng năm sang trung hạn để tăng cường phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở, cộng đồng...
Các đại biểu cũng kiến nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các chính sách liên quan đến người nghèo đô thị, nghèo tại các khu công nghiệp; chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho người dân ở vùng di dân...
Cơ bản nhất trí với đề xuất về hướng sửa đổi cơ chế chính sách về giảm nghèo trong thời gian tới của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị các bộ, ngành khẩn trương rà soát, nghiên cứu để sớm sửa đổi các chính sách bất hợp lý, chồng chéo. Việc rà soát phải phù hợp với nguồn lực hiện có, "chính sách nào bất hợp lý phải khẩn trương sửa ngay trong năm 2014. Nếu nguồn lực không đủ có thể tiến hành sau nhưng không để quá năm 2015," Phó Thủ tướng yêu cầu.
Phó Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành cần rà soát theo từng lĩnh vực cụ thể, có sự ổn định, định hướng lâu dài. Trước mắt, các bộ, ngành hệ thống lại các chính sách liên quan đến giảm nghèo mà mình phụ trách; quan tâm, rà soát, bổ sung các chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo...
(Theo TTXVN)
Các tin khác
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa đăng tải đã cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2014". Nhiều thông tin thay đổi đã được cập nhật đến ngày 06/3/2014 do các học viện, các trường đại học, cao đẳng cung cấp và chịu trách nhiệm. Thí sinh có thể tải miễn phí trên trang web của Bộ.
YBĐT - Mới đây, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Yên Bái đã phối hợp tổ chức Lễ bàn giao 2 căn nhà mái ấm tình thương cho hộ gia đình anh Giàng A Nủ, xã Trạm Tấu và Hảng A Tỉnh, xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu.
YBĐT - Trong những năm qua, Yên Bái thường xuyên quan tâm, đôn đốc kiểm tra, thực hiện nghiêm túc công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ - PCCN). Qua đó, nâng cao nhận thức của người lao động và chủ sử dụng lao động, cải thiện điều kiện, môi trường làm việc an toàn, hiệu quả.
YBĐT - Bố trí nơi ăn, ở, nơi làm việc, giúp đỡ phó chủ tịch xã chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ những buổi ban đầu là một cách "đón" chu đáo nhưng còn một cách "đón" rất "30a" là phiên dịch tiếng đồng bào cho phó chủ tịch, "dạy" phó chủ tịch nói và nghe tiếng đồng bào. Để làm "công bộc" của dân thì phải hiểu dân, "phải nói tiếng nói của đồng bào, nghe đồng bào” để thấy hết những tâm tư của bà con...