Dạy thêm, học thêm thế nào là đúng?

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/7/2014 | 2:39:51 PM

YBĐT - Việc dạy thêm, học thêm (DTHT) những năm qua đã trở nên khá ồn ào bởi sự quan tâm của các bậc phụ huynh và xã hội. Đã có những quy định, quyết định của bộ, ngành liên quan, của UBND tỉnh và các cơ quan quản lý giáo dục địa phương về DTHT. Vì sao vẫn đề này vẫn là sự quan tâm của xã hội và cần nhìn nhận về nó như thế nào? DTHT thế nào là đúng?

Thầy giáo Hà Trần Hồng - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Tiểu học và THCS xã Mồ Dề (Mù Cang Chải) kiểm tra tiết dạy và học của giáo viên, học sinh trong trường.
Thầy giáo Hà Trần Hồng - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Tiểu học và THCS xã Mồ Dề (Mù Cang Chải) kiểm tra tiết dạy và học của giáo viên, học sinh trong trường.

Nguyên tắc DTHT

Dùng cách gọi DTHT là để phân biệt với dạy và học chính thức. Nó là hoạt động dạy học phụ thêm, người học phải đóng tiền cho người dạy. Có hai hình thức: DTHT trong nhà trường và DTHT ngoài nhà trường. DTHT trong nhà trường là do các cơ sở giáo dục công lập tổ chức. DTHT ngoài nhà trường không do các cơ sở giáo dục tổ chức. Về nguyên tắc, DTHT phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.

Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm, không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa, không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động DTHT phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động DTHT.

Để tổ chức DTHT, học sinh có nguyện vọng phải viết đơn gửi nhà trường, cha mẹ học sinh ký cam kết với nhà trường về DTHT vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết. Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin học thêm của học sinh, tổ chức phân nhóm và xếp lớp theo học lực của học sinh, xét duyệt danh sách, phân công giáo viên dạy thêm, xếp thời khóa biểu dạy thêm phù hợp với học lực của học sinh. Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký, trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về DTHT trong nhà trường.

DTHT ngoài nhà trường, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức hoạt động phải cam kết với chính quyền địa phương nơi đặt điểm DTHT thực hiện các quy định về DTHT ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức DTHT, công khai tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước và trong khi thực hiện dạy thêm, có danh sách người dạy thêm, thời khóa biểu, DTHT, mức thu tiền học thêm.

Ai quản lý dạy thêm, học thêm

Sở Giáo dục - Đào tạo là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư 17 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, quy định của UBND tỉnh về DTHT. UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo phòng giáo dục - đào tạo tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp giấy phép tổ chức hoạt động DTHT, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép DTHT đối với các trường hợp tổ chức DTHT có nội dung thuộc chương trình tiểu học, trung học cơ sở hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học cơ sở.

Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra phát hiện các sai phạm để kịp thời xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý. Phòng giáo dục - đào tạo tổ chức tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp giấy phép tổ chức hoạt động DTHT, gia hạn, thu hồi giấy phép dạy thêm đối với các trường hợp tổ chức DTHT đối với các trường hợp tổ chức DTHT có nội dung thuộc chương trình tiểu học, trung học cơ sở hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học cơ sở, thanh tra, kiểm tra nội dung DTHT, phát hiện và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.

Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục, tổ chức, quản lý và kiểm tra hoạt động DTHT trong nhà trường, bảo đảm các điều kiện quy định về hoạt động DTHT và quyền lợi của người học thêm, người dạy thêm. Quản lý, tổ chức việc dạy và học chính khóa, đảm bảo các nguyên tắc DTHT, ngăn chặn hiện tượng tiêu cực trong DTHT.

Hiện nay, DTHT là nhu cầu có thực của học sinh và cả phụ huynh học sinh. Nếu được tổ chức đúng mục đích, đúng phương pháp, đúng quy định chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả thiết thực hơn đối với người học.

Quốc Khánh

Các tin khác
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị.

Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2014.

Một buổi truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên tại xã Lương Thịnh (Trấn Yên).

YBĐT - Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên (SKSSVTN/TN) là một trong 7 nội dung ưu tiên của Chiến lược quốc gia về chăm sóc SKSS, kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ).

Học sinh người Mông (Trạm Tấu) theo học trường PTDTBT được hỗ trợ gạo ăn trưa và chi phí học tập.
(Ảnh: Q.T)

YBĐT - Tổng kết năm học 2013 - 2014, 100% xã, thị trấn của huyện Trạm Tấu duy trì kết quả chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học (PCGDTH), phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS), 9/12 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi và PCGD mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt tỷ lệ 75%. Phổ cập và duy trì vững PCGD các cấp học là điều kiện để dần nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao. Tỷ lệ học sinh bỏ học năm học vừa qua chỉ còn 0,3%.

YBĐT - Kết thúc tháng 6 năm 2014, số thu của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Văn Chấn tăng mạnh, đạt mục tiêu đề ra, tạo đà vững chắc để cơ quan BHXH huyện hoàn thành nhiệm vụ cả năm và là cơ sở để đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục