Cần nhân ra diện rộng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/7/2014 | 3:08:32 PM

YBĐT - Mô hình sinh hoạt ngoại khóa về giáo dục dân số-giáo dục sức khỏe vị thành niên (GDDS - GDSKVTN) trong trường trung học cơ sở (THCS), phổ thông trung học (PTTH) trên địa bàn tỉnh là chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện trong giai đoạn từ 2008 đến 2015.

Học sinh Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm biểu diễn tiểu phẩm trong chương trình ngoại khóa về giáo dục dân số, giáo dục sức khỏe vị thành niên, thanh niên.
Học sinh Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm biểu diễn tiểu phẩm trong chương trình ngoại khóa về giáo dục dân số, giáo dục sức khỏe vị thành niên, thanh niên.

Mục tiêu của chương trình là cung cấp kiến thức cơ bản cho vị thành niên (VTN), thanh niên (TN) về giới, giới tính, sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi VTN; kỹ năng sống, chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS), tư vấn tiền hôn nhân. Qua đó, giúp học sinh nhận thức đúng đắn về tình bạn, tình yêu, chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình; định hướng cho học sinh có lối sống lành mạnh và nâng cao ý thức chăm sóc SKSS, góp phần nâng cao chất lượng giống nòi.

Với mục tiêu đó, từ năm 2008 đến năm 2012, mô hình được triển khai tại một số trường của 4 huyện: Trạm Tấu, Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình. Năm 2013, mô hình tiếp tục triển khai tại 15 điểm trường ở tất cả 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Đến năm 2014, do kinh phí đầu tư thu hẹp nên mô hình chỉ còn triển khai ở 10 điểm trường tại 5 huyện, thị trừ các địa phương đã thực hiện từ năm 2008 đến 2012.

Nội dung hoạt động của mô hình ở mỗi điểm trường tập trung vào cung cấp thông tin, kiến thức, các khái niệm cơ bản về chăm sóc SKSS VTN, TN; những yếu tố ảnh hưởng đến SKSS VTN, TN như: đặc điểm, dấu hiệu của tuổi dậy thì; sự phát triển tâm sinh lý VTN, TN; giới, giới tính, tình dục an toàn và lành mạnh; phòng tránh có thai và phá thai ở tuổi VTN, TN; phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục; bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS và phòng chống bạo lực gia đình… Hình thức phổ biến kiến thức rất phong phú, hấp dẫn như: nói chuyện chuyên đề, tư vấn nhóm, hỏi đáp và giao lưu tìm hiểu, sân khấu hóa hội thi hoặc học sinh thi tuyên truyền miệng.

Qua một số năm triển khai, kết quả cho thấy mô hình này đã tác động mạnh đến nhận thức và kỹ năng sống của VTN, TN. Trước tiên, nó giúp cho việc bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên, cán bộ công tác Đoàn, Đội trong trường học. Cán bộ giáo viên trong nhà trường, cán bộ dân số các huyện, xã được triển khai mô hình đều nhận thấy phải nêu cao trách nhiệm triển khai mô hình này ở cơ sở.

Đối với người dân, lúc đầu nhiều người còn lo ngại mô hình giáo dục này sẽ “vạch đường cho hươu chạy” tạo nên những hiệu ứng bất lợi cho VTN, TN nhưng nay dần nhận thấy đó là việc làm khoa học và thiết thực. Riêng với đối tượng VTN, TN, từ chỗ không biết hoặc rất mơ hồ trong nhận thức thì nay đã có được kiến thức cơ bản, hữu ích về chăm sóc SKSS, tâm lý tuổi dậy thì, kỹ năng sống… Trên cơ sở đó làm chuyển đổi hành vi về dân số, chăm sóc SKSS cho các em tại các điểm trường triển khai mô hình.

 Đặc biệt, đối với học sinh vùng cao là người Mông ở các trường bán trú, nhà trường đã dễ quản lý hơn việc các em yêu nhau hoặc quan hệ tình dục sớm và hạn chế hiện tượng bỏ học về kết hôn sớm như nhiều năm trước đây. Vì thế, có những trường không được triển khai mô hình này như Trường PTTH Dân tộc nội trú miền Tây (thị xã Nghĩa Lộ) đã tự xin tài liệu và ý kiến tư vấn của mô hình để tự triển khai nhằm tăng cường công tác quản lý cũng như giáo dục học sinh.

Do mang lại những ý nghĩa xã hội rất quan trọng nên ngành giáo dục, dân số, Đoàn thanh niên, phụ nữ và lãnh đạo các địa phương đều mong muốn mô hình sẽ được triển khai rộng rãi và thường xuyên kể cả khi kết thúc đầu tư từ phía Trung ương, đặc biệt đối với các địa phương vùng cao có đông đồng bào Mông sinh sống.

 Bà Sùng Thị Mây - Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Mù Cang Chải cho biết: “Hiện nay, việc tảo hôn hay những bất cập về giới, chăm sóc SKSS… vẫn là vấn đề nan giải đối với VTN, TN dân tộc Mông. Cho nên, việc tuyên truyền các kiến thức ngoại khóa GDDS/GDSKVTN, TN là vấn đề mới và rất cần thiết cho đối tượng này. Tuy nhiên, mô hình còn được triển khai rất ít, học sinh người Mông còn ngại khi nghe phổ biến những kiến thức này. Vì vậy, mô hình nên có biện pháp triển khai hữu hiệu mang tính lâu dài, rộng khắp và thường xuyên đến VTN, TN vùng cao làm thay đổi nhận thức, hành vi của họ, tích cực trong thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình, chăm sóc SKSS, góp phần xây dựng lối sống lành mạnh trong nhà trường và nâng cao chất lượng giống nòi”.

Cùng quan điểm với bà Sùng Thị Mây, ông Nguyễn Văn Quý - Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Trạm Tấu, địa phương chủ yếu người Mông sinh sống, đã chia sẻ: “Trạm Tấu được triển khai mô hình này trong vòng 4 năm nên việc phổ biến các kiến thức theo mục tiêu mô hình đối với VTN, TN trong trường học đã trở nên quen thuộc và được các em tiếp thu rất nhiệt tình. ý nghĩa, hiệu quả mô hình rất rõ ràng, vì nó đã hạn chế hiện tượng học sinh bỏ học kết hôn sớm. Nhiều thanh niên sau này kết hôn đã lựa chọn mô hình gia đình ít con”…

Việc triển khai rộng rãi, lâu dài mô hình GDDS/GDSKVTN sẽ không quá tốn kém, khó làm nếu chúng ta tổ chức hoạt động ngoại khóa lồng ghép với cácchương trình ngoại khác của mỗi trường. Mô hình này được nhân rộng và triển khai thường xuyên sẽ không xảy ra hiện tượng có những chỗ, những thế hệ học sinh không được phổ biến kiến thức về GDDS/GDSKVTN và kéo theo nhiều hệ quả tiêu cực khác.

 H.N

 

Các tin khác
Thầy giáo Hà Trần Hồng - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Tiểu học và THCS xã Mồ Dề (Mù Cang Chải) kiểm tra tiết dạy và học của giáo viên, học sinh trong trường.

YBĐT - Việc dạy thêm, học thêm (DTHT) những năm qua đã trở nên khá ồn ào bởi sự quan tâm của các bậc phụ huynh và xã hội. Đã có những quy định, quyết định của bộ, ngành liên quan, của UBND tỉnh và các cơ quan quản lý giáo dục địa phương về DTHT. Vì sao vẫn đề này vẫn là sự quan tâm của xã hội và cần nhìn nhận về nó như thế nào? DTHT thế nào là đúng?

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị.

Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2014.

Một buổi truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên tại xã Lương Thịnh (Trấn Yên).

YBĐT - Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên (SKSSVTN/TN) là một trong 7 nội dung ưu tiên của Chiến lược quốc gia về chăm sóc SKSS, kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ).

Học sinh người Mông (Trạm Tấu) theo học trường PTDTBT được hỗ trợ gạo ăn trưa và chi phí học tập.
(Ảnh: Q.T)

YBĐT - Tổng kết năm học 2013 - 2014, 100% xã, thị trấn của huyện Trạm Tấu duy trì kết quả chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học (PCGDTH), phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS), 9/12 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi và PCGD mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt tỷ lệ 75%. Phổ cập và duy trì vững PCGD các cấp học là điều kiện để dần nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao. Tỷ lệ học sinh bỏ học năm học vừa qua chỉ còn 0,3%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục