Xây dựng gia đình văn hóa để đẩy lùi tệ nạn xã hội

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/11/2014 | 2:45:46 PM

YBĐT - Chỉ thị 49CT/TW ngày 21/5/2005 của Ban Bí thư Trung ương khóa IX nêu rõ: "Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Nhà văn hóa thôn, bản - nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống và địa chỉ tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
Nhà văn hóa thôn, bản - nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống và địa chỉ tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

Bên cạnh đó, xây dựng gia đình văn hóa còn là chỉ tiêu quan trọng tạo nền tảng xây dựng thôn, bản, tổ dân phố, khu dân cư văn hóa và nằm trong tiêu chí cơ bản của chương trình xây dựng nông thôn mới. Với ý nghĩa to lớn đó, phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, trong đó có lĩnh vực xây dựng gia đình văn hóa luôn được các cấp, ngành trong tỉnh đặc biệt quan tâm, hướng tới mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 Yên Bái sẽ có 85% số gia đình đạt chuẩn văn hóa.

Trọng tâm của gia đình văn hóa là tập trung vào xây dựng một gia đình phải bảo đảm các yếu tố: no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội. Từ nội dung trọng tâm này cho thấy nếu mỗi gia đình muốn đạt tới những điều kiện căn bản của cuộc sống là: "ấm no, tiến bộ và hạnh phúc" thì bản thân gia đình đó phải tự nỗ lực trong lao động thì mới tạo ra của cải, vật chất để tái tạo sức lao động và duy trì sự tồn tại của xã hội. Và muốn tạo ra của cải vật chất thì ngay bản thân mỗi gia đình điều trước tiên phải chú ý đến việc xây dựng nguồn lực lao động của gia đình, bảo đảm trí tuệ, sức lực để tạo ra hiệu quả lao động cao nhất.

Khi cuộc sống đã ấm no, mỗi gia đình sẽ chú ý đến học tập nâng cao dân trí, làm chủ khoa học, kỹ thuật; trong cuộc sống mỗi thành viên biết quan tâm, chia sẻ trách nhiệm với nhau và gánh vác được nhiệm vụ xã hội thì đó là một gia đình hạnh phúc. Đồng thời, mỗi một gia đình có ý chí vươn lên như vậy cũng đồng nghĩa với việc tự mình đang góp phần xây dựng nguồn lực cho đất nước.

Bên cạnh việc xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ và hạnh phúc thì  xây dựng một gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội cũng mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Bởi vì, gia đình chính là môi trường quan trọng trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách mỗi con người. Thuở xa xưa khi chưa có những trường học thì  ông bà, cha mẹ vẫn là người đầu tiên dạy dỗ con cái với những "bài giảng" từ gia đình là những câu tục ngữ, dân ca, truyện cổ tích, lễ nghi, phép tắc… vẫn làm nờn cốt cách của con người Việt Nam nền nã, thủy chung, tự lực, tự cường và yêu nước nồng nàn thì ngày nay truyền thống văn hóa ấy kết hợp với nền giáo dục ở trường học sẽ càng thêm nhiều thuận lợi trong xây dựng gia đình văn hóa.

Gia đình là tế bào của xã hội. Nhiều tế bào khỏe mạnh thì đất nước sẽ hùng mạnh. Quả đúng như vậy. Khi đến một số vùng nông thôn đã cho thấy, nơi nào còn nhiều đàn ông mắc tệ nạn xã hội nhiều hoặc chị em phụ nữ bỏ đi làm ăn xa, làm những công việc "nhạy cảm", thậm chí tham gia vào hoạt động mại dâm, mua bán ma túy thì nơi đó phong trào phát triển kinh tế cũng như xây dựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa còn yếu kém. Nguyên nhân  dẫn đến các loại tệ nạn xã hội bắt nguồn nhiều từ sự đổ vỡ trong gia đình, sự khó khăn về đời sống kinh tế hoặc lối sống đua đòi do có những người đang lãng quên các giá trị văn hóa và đạo đức truyền thống.

ở vùng đô thị, nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn cũng tương tự. Tuy nhiên, cả ở thành thị và nông thôn cùng có điểm chung là cộng đồng dân cư đều lấy việc xây dựng gia đình văn hóa, thôn, bản, khu, tổ dân phố làm căn bản trong phòng chống tệ nạn xã hội. Trong đó, mọi gia đình đều tự nguyện cam kết tham gia phòng chống tệ nạn xã hội. Bởi vì, trong mỗi khu phố nếu tồn tại nạn mại dâm, ma túy thì nó không chỉ làm mất an ninh trật tự mà còn tiềm ẩn nguy cơ trực tiếp ảnh hưởng xấu đến con em của mỗi gia đình mình; đến việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống được kết tinh thành văn hóa Việt Nam từ thuở xa xưa.

Hoàng Nhâm

Các tin khác

Sáng nay, 13-11, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã ký ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 38/2013/TT-BGTVT ngày 24- 10- 2013. Trong đó, nội dung sửa đổi quan trọng nhất là Giấy phép lái xe ô tô phải chuyển đổi từ loại cũ bằng giấy bìa sang loại mới bằng vật liệu PET trước ngày 31 -12 -2015, thay vì thời hạn cũ 31-12-2014.

Khám bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách, người có công

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các đơn vị tiếp tục nghiên cứu và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về chính sách ưu đãi người có công.

Các cơ sở dạy nghề được đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại, góp phần nâng cao tay nghề cho người lao động.

YBĐT - Từ 27 cơ sở dạy nghề năm 2011, đến năm 2013, toàn tỉnh Yên Bái đã có 31 cơ sở dạy nghề. Năm 2014, do thực hiện sáp nhập các trung tâm dạy nghề với trung tâm giáo dục thường xuyên, toàn tỉnh còn 24 cơ sở dạy nghề.

Đồng bào Mông thôn Pang Cáng thu hái chè.
(Ảnh : Đức Hồng)

YBĐT - Pang Cáng là thôn đông dân nhất của xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái) với 132 hộ, 648 nhân khẩu, 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Nhận thức của bà con nơi đây còn nhiều hạn chế, tập quán canh tác lạc hậu, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên tỷ lệ hộ nghèo luôn ở mức cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục