55 năm một chặng đường vượt khó

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/11/2014 | 2:58:36 PM

YBĐT - 55 năm là cả một chặng đường dài đầy gian nan, thử thách đối với sự nghiệp giáo dục vùng cao Mù Cang Chải. Giai đoạn 1985 - 1995 có những lúc tưởng như không còn hy vọng khi một loạt các thầy giáo, cô giáo bỏ mảnh đất này về quê vì đồng lương quá ít ỏi không đủ để trang trải một cuộc sống đạm bạc.

Đồng chí Ngô Thanh Giang - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải trao bằng khen cho cán bộ, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Nậm Khắt nhân ngày khai giảng năm học 2014 - 2015.
Đồng chí Ngô Thanh Giang - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải trao bằng khen cho cán bộ, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Nậm Khắt nhân ngày khai giảng năm học 2014 - 2015.

Trước tình hình đó, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI năm 1988 đã kịp thời đánh giá và có định hướng: “Phải tiếp tục củng cố, phát triển một cách toàn diện, đồng bộ về cơ sở vật chất trường lớp, chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên… phát triển mang tính ổn định, vững chắc để nâng cao chất lượng… Đặc biệt, tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, làm tốt công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò của công tác giáo dục trong nhân dân…”.

Với những định hướng đó cùng sự quyết tâm vào cuộc của các cấp, các ngành, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện Mù Cang Chải đã ngày một khởi sắc.Có những chuyện rất lạ, như chuyện ai cũng nói “lên Mù Cang Chải”, vậy mà lên đến Mù Cang Chải rồi lại bắt gặp một dòng suối chảy ngược lên Lai Châu.

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo Mù Cang Chải cũng bắt đầu với chuyện tưởng là rất lạ nhưng lại rất thực khi những ngày đầu thành lập (11/1959) mỗi xã có một thầy giáo vừa làm hiệu trưởng vừa làm giáo viên. Năm tháng qua đi, vượt qua những ngày khó khăn, gian khổ, cùng với quá trình đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của huyện Mù Cang Chải anh hùng, kiên trì với đường lối giáo dục của Đảng và lời dạy của Bác Hồ kính yêu:"Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt" sự nghiệp giáo dục - đào tạo huyện Mù Cang Chải đã trải qua những thăng trầm, từng bước xây dựng, phát triển và đang khẳng định vị trí, vai trò hàng đầu của mình.

Dưới ánh sáng các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, biết nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, thực hiện nghiêm túc các phong trào và các cuộc vận động như: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục"; "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", cộng với sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, sự nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên, trong những năm qua, các mục tiêu giáo dục của huyện đã được thực hiện. 

Quy mô mạng lưới trường lớp được mở rộng, trường học đã được mở ra ở 14 xã, thị trấn; lớp học đã đến hầu khắp các thôn, bản với các cấp học từ mầm non. Chất lượng giáo dục được toàn ngành hết sức quan tâm và là mục tiêu hàng đầu của ngành nhằm xóa dần khoảng cách về mọi mặt giữa vùng sâu, vùng xa với đồng bằng. Đội ngũ giáo viên, nhân viên không ngừng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng với gần 1.200 cán bộ, giáo viên, trên 90% có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.

Các thầy, cô đã có mặt ở tất cả các bản, làng của 14 xã và thị trấn trên địa bàn huyện. Lòng yêu nước, yêu nghề, yêu trò của các thế hệ  nhà giáo đã làm cho truyền thống hiếu học của dân tộc vùng cao được phát huy mạnh mẽ, thể hiện trong từng gia đình, từng dòng họ, từng cộng đồng dân cư. Các thầy cô giáo không chỉ truyền đạt các kiến thức chuyên môn mà còn thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lý tưởng cho học sinh, góp phần đưa các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đến với người dân vùng Tây Bắc, đóng góp to lớn vào sự nghiệp “trồng người”. Toàn ngành đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, khen thưởng nhiều danh hiệu thi đua trong thời kỳ đổi mới.

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú và Trường Tiểu học Kim Đồng đã được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì. Các tập thể và các tổ chức đoàn thể: Đoàn, Hội, Đội trong ngành và nhiều cá nhân đã được Đảng và Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương và tỉnh ghi nhận, khen thưởng. Đã có trên 400 lượt cán bộ, giáo viên, nhân viên được tặng thưởng Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục - đào tạo; 2 nhà giáo được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

Trường Dân tộc nội trú được Bộ Giáo dục - Đào tạo tặng Cờ thi đua đơn vị tiên tiến xuất sắc toàn quốc. Gần 2.000 lượt cán bộ, giáo viên, công nhân viên được xét khen thưởng là giáo viên giỏi và chiến sĩ thi đua các cấp. Trong đó,  có 1 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia; trên 751 lượt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; 210 lượt giáo viên giỏi và chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; trên 4.000 lượt cán bộ, giáo viên, nhân viên được công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến.

Trong suốt chặng đường hơn 55 năm qua, ngành giáo dục - đào tạo huyện đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng Mù Cang Chải thành một huyện anh hùng trong thời kỳ đổi mới. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc được quan tâm chăm lo, đổi thay rõ nét. Các phong tục, tập quán lạc hậu dần được loại bỏ song vẫn giữ được bản sắc văn hóa.

Nhận thức của người dân đã có nhiều tiến bộ, cha mẹ học sinh đã biết quan tâm, đầu tư cho con đi học. Đội ngũ cán bộ, công chức là người địa phương có trình độ chuyên môn ngày một tăng lên, đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực tại chỗ cho các cơ quan trên địa bàn huyện. Trong bộn bề những khó khăn, thử thách, những người làm công tác giáo dục - đào tạo của huyện Mù Cang Chải tự hào về những thành tích đã đạt được, góp phần cùng  toàn ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Bên cạnh những kết quả đáng phấn khởi đó, ngành giáo dục - đào tạo huyện Mù Cang Chải vẫn gặp không ít những khó khăn, bất cập và hạn chế cần sớm có giải pháp khắc phục. Đó là khoảng cách về sự chênh lệch trong phát triển giáo dục - đào tạo giữa miền núi với miền xuôi; năng lực, công tác giảng dạy của đội ngũ cán bộ, giáo viên vẫn chưa đáp ứng tốt nhất với yêu cầu phát triển nhanh của xã hội, đặc biệt là cơ cấu loại hình và trình độ chuyên môn trong việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy - học; thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy - học vẫn còn nhiều khó khăn và trăn trở; đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn.

Để đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tạo sự chuyển biến đồng bộ, vững chắc, đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân nhằm xây dựng nền giáo dục "Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa" tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thầy và trò các nhà trường của huyện Mù Cang Chải cần sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện về mọi mặt của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân. Và điều cơ bản đó là sự tìm tòi, sáng tạo trong đổi mới, nâng cao công tác quản lý nhà nước về giáo dục, nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý giáo dục và sự tâm huyết của đội ngũ nhà giáo đối với sự nghiệp giáo dục vùng cao Mù Cang Chải.

55 năm qua, có biết bao thế hệ nhà giáo đã lên với Mù Cang Chải, biết bao thế hệ học trò giờ đã trở thành đồng nghiệp, cùng chung một lý tưởng, một sự nghiệp với chính những người thầy, người cô của mình. Đó chính là những phần thưởng cao quý nhất dành tặng cho những người làm giáo dục vùng cao. Tuy nhiệm vụ trước mắt còn nặng nề, khó khăn không ít nhưng với sự lãnh đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân huyện cùng với sự trưởng thành và quyết tâm của đội ngũ cán bộ, giáo viên toàn ngành, sự nghiệp giáo dục - đào tạo huyện Mù Cang Chải sẽ ngày càng phát triển và đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài", tích cực góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương.

Hoàng Văn Đồng - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải

Các tin khác
Cô giáo Phạm Thị Ngọc Thêm và học trò người Mông ở Trường PTDT bán trú THCS xã Nậm Khắt.

YBĐT - Thầy giáo Nông Đức Viễn rời quê hương An Phú (Lục Yên) lên dạy học ở vùng người Mông xã Nậm Khắt (Mù Cang Chải) từ khi mới ra trường và nay đã là Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) THCS của xã. Bởi vậy, thầy đã chứng kiến bao nhiêu khó khăn cũng như những đổi thay của sự nghiệp giáo dục ở nơi này.

Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy luyện tập sẵn sàng chiến đấu.

YBĐT - Thượng tá Tạ Khắc Hồng - Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC) - Cứu hộ, cứu nạn (CHCN) Công an tỉnh nói vui: “Các cán bộ, chiến sỹ trong Phòng chỉ mong thất nghiệp!” Rồi anh chia sẻ: “Nói vậy thôi, để được thất nghiệp, người dân và cán bộ phải phòng cháy tốt, không để cháy xảy ra. Tuy nhiên, điều đó thật khó vì xã hội càng phát triển, nguy cơ cháy, nổ ngày càng lớn”.

Nhờ được tuyên truyền, vận động, các phụ nữ dân tộc thiểu số đã đến các cơ sở y tế để khám, chữa bệnh.

YBĐT - Hội thi biểu diễn văn nghệ quần chúng được triển khai tại các xã thuộc Dự án "Cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em dân tộc thiểu số thông qua hành vi có lợi cho sức khỏe" nhằm truyền tải những thông tin hữu ích về sức khỏe đến người dân nói chung, đặc biệt là bà mẹ, trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS), các thành viên trong gia đình như bố mẹ chồng, chồng…

Cộng tác viên dân số tuyên truyền, vận động nhân dân thôn Khe Lóng 2, xã Mỏ Vàng thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại.

YBĐT - Thời gian qua, huyện Văn Yên luôn chú trọng công tác truyền thông dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) nhằm thực hiện tốt các mục tiêu chương trình DS-KHHGĐ hàng năm. Thông qua các chiến dịch truyền thông, người dân đã từng bước nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về công tác DS-KHHGĐ, nhất là ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục