Đem ánh sáng cho những người lầm lỡ

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/3/2015 | 1:04:12 PM

YBĐT - Trong một lần đến Trại giam Hồng Ca thuộc Tổng cục VIII, Bộ Công an, tôi đã gặp phạm nhân Hàng A Dùa sinh 1973, ở bản Cư Nhà La, xã Sùng Phài, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, vào Trại năm 2009 với mức án 12 năm tù, hiện, đang cải tạo tại Đội 9 thuộc Phân trại số 1.

Phạm nhân Trại giam Hồng Ca trong giờ lao động cải tạo.
Phạm nhân Trại giam Hồng Ca trong giờ lao động cải tạo.

Dùa là lao động chính trong gia đình. Do nhà nghèo, nương vườn trồng cây ngô, cây lúa, mùa được, mùa mất nên khi nghe người ta đi buôn ma túy kiếm được nhiều tiền, lo cho con ăn học, biết cái chữ, cuộc sống đầy đủ, Dùa nghĩ đơn giản, chỉ cần làm vài chuyến hàng trắng "đầu xuôi đuôi lọt", thêm ít tiền cho vợ con đỡ khổ. Sự hấp dẫn của những đồng tiền tội lỗi đã làm mờ ý chí của con người lương thiện, thúc đẩy Dùa tìm mua chất ma túy của một người không biết tên, đem bán kiếm lời nhưng ngay chuyến đầu tiên đã bị bắt. Nghe lời tuyên án 12 năm tù, vợ bật khóc, trong lòng Dùa sụp đổ, lúc ra xe không nói được điều gì với vợ con.

Những ngày mới vào trại, Dùa tưởng như cuộc đời đã chấm hết, nhớ nhà, nhớ vợ con nhiều lắm. Nhưng rồi, được cán bộ Trại giam động viên, tổ chức học tập nội quy, lao động, học nghề, tìm hiểu chính sách nhân đạo của Nhà nước, hàng năm xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho những người cải tạo, lao động tốt, Dùa tự nhủ, phải tích cực học tập, lao động để hưởng chính sách nhân đạo trong việc xét giảm và mỗi tháng một lần được liên lạc điện thoại về cho gia đình.

Dùa bảo: "Nhiều lần gọi điện cho mẹ, muốn nói một lời hứa nhưng vì tuổi cao, bị tai nặng nên mẹ chỉ có "hở...cái gì...". Vợ yếu, nhà xa nên thỉnh thoảng mới đến Trại thăm, buồn lắm nhưng cũng phải cố gắng để sớm được về thôi". Năm 2013, 2014, Dùa được Giám thị Trại giam quyết định khen thưởng phạm nhân đạt thành tích trong phong trào thi đua học tập, lao động, cải tạo và xét giảm án 2 lần. Mức án còn lại 4 năm, ngày ra trại còn rất xa nhưng tin rằng, Dùa sẽ quyết tâm cải tạo, lao động tốt, được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước để trở về với gia đình, bản làng. 

Cũng như Dùa, mỗi phạm nhân nơi đây lại mang theo những câu chuyện cuộc đời khác nhau. Phía sau cánh cổng trại, giữa những bức tường nhà giam lạnh lẽo, họ đang ngày ngày phải đối diện với những day dứt từ lương tâm, đâu đó có những giọt nước hối hận mắt muộn màng rơi. Trại hiện đang quản lý, giam giữ hơn 2.500 phạm nhân.

Với tinh thần trách nhiệm, Trại đã thực hiện tốt Luật Thi hành án hình sự; thường xuyên tổ chức học tập giáo dục công dân cho phạm nhân đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; quán triệt việc thực nội quy trại giam; phổ biến 4 tiêu chuẩn thi đua chấp hành án; phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trấn Yên tổ chức lớp dạy văn hóa và duy trì 1 lớp học xóa mù cho một số phạm nhân.

Ngoài ra, Trại còn mở các lớp kỹ thuật sản xuất vật liệu xây dựng, kỹ thuật khai thác đá, đào tạo nghề mộc, làm mí giả, que kem, dán vàng mã, may gia công, kỹ thuật trồng chè, trồng rau, chăn nuôi gia súc… để những phạm nhân khi bước qua cánh cổng trại, trở lại với cuộc sống tự do đã "giắt lưng" nghề lương thiện, đủ nuôi sống bản thân, không quay trở lại con đường phạm pháp. Nơi đây đã thật sự đem lại ánh sáng cho những người từng một thời lầm lỡ.

Đồng chí Nguyễn Văn Khá - Giám thị Trại giam Hồng Ca cho biết: "Số phạm nhân mang án tù trên 20 năm chiếm tỷ lệ cao, thường phạm tội ma túy hoặc giết người, có nhiều tiền án, tiền sự. Bên cạnh đó, Trại giam đóng ở vị nơi nhiều đồi núi, che khuất tầm kiểm soát, xa khu dân cư nên không ít phạm nhân án cao, nảy sinh tâm lý bất cần, có tư tưởng âm mưu chống đối, đòi yêu sách, lôi kéo phạm nhân khác trốn trại. Vì vậy, Trại đã kết hợp giữa giáo dục, dạy nghề với tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Kết quả lao động phạm nhân được trích đưa vào mức ăn bổ sung và mua các vật dụng sinh hoạt, phạm nhân còn được hỗ trợ khi ốm đau, hỗ trợ khi gặp rủi ro, tai nạn lao động… một cách dân chủ và đúng đối tượng. Hàng năm, Trại đều tổ chức hội nghị gia đình phạm nhân, các đại biểu rất đồng tình ủng hộ, chia sẻ khó khăn với các cán bộ".

Nguyễn Thị Hải

Các tin khác
Các cháu thiếu nhi phường Nam Cường (thành phố Yên Bái) chúc thọ các cụ cao niên.

YBĐT - Thực tế cho thấy lễ chúc thọ, mừng thọ đã phát huy truyền thống "Kính lão trọng thọ" của dân tộc, thúc đẩy người cao tuổi (NCT) thi đua rèn luyện, sống vui - khỏe - có ích; đoàn kết, cổ vũ NCT và các thế hệ nỗ lực cống hiến trí tuệ, kinh nghiệm, sức lực xây dựng tỉnh Yên Bái ngày càng giàu mạnh.

Ảnh minh họa.

Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, chính thức cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và sẽ có hiệu lực từ 15/3/2015. Chỉ có 3 bệnh viện được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đó là BV Phụ sản TƯ, BV TƯ Huế và BV Phụ sản Từ Dũ TPHCM.

Những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ sẽ được ưu đãi vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ. Theo đó, doanh nghiệp sử dụng lao động nữ sẽ được hưởng nhiều hỗ trợ về vay vốn, ưu đãi thuế.

Thông tin về vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 3 người chết, 17 người bị thương, được ông Bùi Hữu Lợi - Bí thư Huyện ủy Bát Xát (tỉnh Lào Cai) xác nhận hồi 22 giờ 40 phút đêm 17/3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục