Ngập úng cục bộ trên địa bàn thành phố Yên Bái: Cần nêu cao trách nhiệm và ý thức

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/9/2015 | 2:43:40 PM

YênBái - YBĐT - Mùa mưa bão năm 2015 đã gần qua đi nhưng với Yên Bái thì thời điểm này lại là "đỉnh điểm". Không nằm trong mắt bão hay tâm bão nhưng luôn phải chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão, lốc tố cục bộ dẫn tới ảnh hưởng nặng nề. Ngay trong chiều tối ngày 4/9, trên địa bàn thành phố có mưa to, có nơi rất to làm 1 người chết và gây ngập úng nhiều con đường, tuyến phố, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân.

Ngập úng cục bộ trên đường Yên Ninh (tổ 11, phường Minh Tân).
Ngập úng cục bộ trên đường Yên Ninh (tổ 11, phường Minh Tân).

Chuyện ngập úng cục bộ, sạt lở ta luy dương không còn là chuyện lạ đối với người dân thành phố Yên Bái nữa. Đỉnh điểm phải kể đến năm 2005, năm 2008, ngập lụt trên nhiều tuyến phố, nhiều khu dân cư và sạt lở ta luy gây thiệt hại lớn về người và của. Nguyên nhân chính là do một thời gian dài chúng ta buông lỏng quản lý cũng như công tác quy hoạch chưa tốt. Người dân vì cái lợi trước mắt đã tự lấn chiếm dòng chảy, xả rác bừa bãi, gây ách tắc các con suối, cống rãnh.

Để "sửa sai", thành phố đã tổ chức các đợt ra quân rầm rộ, phát quang, khơi thông dòng chảy, tháo dỡ các vật cản khá tốt. Các phường như: Đồng Tâm, Minh Tân, Yên Ninh... vận động nhân dân tự tháo dỡ, thậm chí cưỡng chế các công trình xây dựng trái phép. Nhiều hộ gia đình còn tự tháo dỡ tường rào để cho xe vào chở đất, đá, rác dưới lòng suối. Song song với đó, thành phố còn dành một nguồn vốn khá lớn để đầu tư chỉnh trang đô thị, lát vỉa hè, làm lại cống rãnh, bảo đảm thoát nước nhanh, an toàn, vệ sinh. Các con suối từ phường Yên Thịnh đến ngã ba cầu dài Km3 không chỉ được khơi thông mà còn được xây dựng kiên cố, bảo đảm thông suốt.

Đó là những nỗ lực và đầy cố gắng của chính quyền cũng như rất nhiều hộ dân thành phố. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tình trạng lấn chiếm lòng suối để xây dựng công trình kiên cố và việc xả rác của một số người dân thiếu ý thức vẫn còn. Đó cũng là nguyên nhân chính mỗi khi mưa to là lại xảy ra ngập úng cục bộ, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống người dân. Khu vực chợ Km4, khu vực Km3 (cổng Công an tỉnh) khu vực tổ 11, phường Minh Tân, khu vực đường Khe Sến, đường Kim Đồng...

Có mặt tại điểm ngập úng cục bộ tổ 11, phường Minh Tân vào chiều tối ngày 4/9 vừa qua mới thấy người dân khu vực này vất vả. Gần 100m đường Yên Ninh ngập sâu từ 40 - 50cm, các phương tiện gần như không thể lưu thông qua đoạn đường này. Hơn hai chục hộ dân phía khu vực Bệnh viện Đa khoa tỉnh, nước, rác tràn vào nhà lênh láng, mùi xú uế bốc lên thật khủng khiếp. Nguyên nhân thật đơn giản, hệ thống thoát nước bị rác gây tắc, phía sau các hộ dân trước đây có một ao nước to nay người dân lấp lại, hệ thống thoát nước không bảo đảm, khi gặp mưa to, lượng nước lớn không thoát kịp gây ra cảnh tượng trên. Khu vực chợ Km4 hay khu vực đường Kim Đồng cũng vậy.

Rõ ràng, việc ngập úng là có thật mà nguyên nhân cũng đã rõ, thiết nghĩ, chính quyền thành phố cần phải mạnh tay hơn với các trường hợp hộ dân lấn chiếm dòng chảy. Không thể chỉ một vài hộ dân lấn chiếm mà gây khổ sở, thiệt hại lớn về kinh tế, thậm chí cả tính mạng. Thành phố phải kiên quyết, xử lý triệt để tránh tình trạng "nhờn thuốc" gây bất bình trong nhân dân. Bên cạnh đó, cần huy động các tổ chức đoàn thể, người dân phát động phong trào khơi thông cống rãnh, xả rác đúng nơi quy định. Hơn ai hết, mỗi người dân trong thành phố hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm, sống mẫu mực và ý thức hơn trong việc xả rác, xây dựng các công trình kiến trúc. Có như vậy, người dân mới yên tâm phát triển kinh tế, xây dựng thành phố Yên Bái văn minh, lịch sự và không còn nỗi lo ngập úng mỗi khi mưa về.

Ngọc Trúc

Các tin khác
Bà Nguyễn Thị Minh – Thứ trưởng Bộ Tài chính, Tổng giám đốc BHXHVN.

Tổng giám đốc Nguyễn Thị Minh thừa nhận đây là lỗi của Bảo hiểm y tế  (BHYT) Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách BHYT cần phải có thời gian để thấm đến mọi người dân.

YBĐT - Tân Lập là thôn có phong trào phát triển kinh tế mạnh của xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái bởi có rất nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu. Đặc biệt hơn cả là mô hình phát triển kinh tế của gia đình Nguyễn Văn Hùng - một người nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm trong phong trào sản xuất, kinh doanh tổng thu nhập đã trừ chi phí 300 – 400 triệu đồng/ năm.

Người dân Khao Mang tham gia tu sửa, xây dựng cơ sở vật chất cho Trường Tiểu học & THCS bán trú Khao Mang.

YBĐT - Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học & THCS Khao Mang, huyện Mù Cang Chải có 7 điểm trường với trên 1.000 học sinh. Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học của nhà trường còn chật chội, thiếu thốn, đặc biệt là ở điểm trường chính tại bản Thái.

Hôm nay 16-9, tại Hà Nội, Chương trình Phòng chống tác hại của thuốc lá của Bộ Y tế ra mắt Phòng Tư vấn và Tổng đài Tư vấn, hỗ trợ cai nghiện thuốc lá. Đáng chú ý, đây là tổng đài tư vấn, hỗ trợ cai nghiện thuốc lá đầu tiên trong cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục