Văn Chấn phát huy tốt vai trò người có uy tín

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/11/2016 | 3:02:33 PM

YBĐT - Xác định rõ vai trò của các già làng, trưởng bản, người có uy tín là hết sức quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc, huyện Văn Chấn đã tích cực phát huy tiếng nói của già làng trong cộng đồng dân cư và xem đó là nhân tố rất hiệu quả để chuyển tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân.

Ông Hảng A Gia, thôn Suối Lóp, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Ông Hảng A Gia, thôn Suối Lóp, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Ông Giàng A Cu, dân tộc Mông ở bản Pín Pé, xã Cát Thịnh là người có uy tín cao, được bà con dân bản nể trọng. Sự tin tưởng đó, chính là yếu tố giúp ông tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Cụ thể ông Giàng A Cu đã tập trung vận động bà con trong bản không trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, mà tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư, không tảo hôn, không sinh con thứ 3, đưa người chết vào quan tài rồi mới làm đám tang, không chôn cất ở đầu nguồn nước...

Nhờ đó, bà con trong bản đã thực hiện tốt nếp sống văn minh và bảo vệ môi trường. Từ một bản nghèo, không có điện, không có đường bê tông, Ông Giàng A Cu đã cùng với tập thể Chi bộ thôn Pín Pé vận động bà con cùng đóng góp kéo đường điện 1,1 km về thắp sáng bản làng và làm hơn 1 km đường bê tông vào bản.

Cũng như ông Giàng A Cu, ở thôn Suối Lóp, xã Suối Giàng có ông Hảng A Gia vừa là Bí thư Chi bộ thôn vừa là người có uy tín được người dân trong thôn tin tưởng. Khi trong bản có mâu thuẫn xảy ra, bất kể thời điểm nào ông cũng đều có mặt giúp bà con tìm hướng giải quyết.

“Muốn tiếng nói của mình luôn được đồng bào nghe, trước hết phải nghe tiếng nói của đồng bào. Chỉ khi mình thấu hiểu được nỗi niềm của họ thì việc giải quyết sẽ mở thêm cơ hội suôn sẻ. Người vùng cao rất ít mâu thuẫn, va chạm, vì thế nếu không hiểu được tâm tư, tính cách của họ thì rất khó giải quyết vấn đề. Mình nói, mình làm, mình lắng nghe dân làng. Việc đầu tiên của người có uy tín chính là phải uy tín với bản thân mình trước” - ông Hảng A Gia bộc bạch.

Văn Chấn có 28 xã, thị trấn, trong đó 17 xã đặc biệt khó khăn và 51 thôn, bản đặc biệt khó khăn nằm ở các xã vùng II được hưởng chương trình 135. Ở những vùng đặc biệt khó khăn, bên cạnh cái đói, cái nghèo vẫn tồn tại những hủ tục kìm hãm sự phát triển toàn diện về văn hóa, xã hội, kinh tế của người dân địa phương.

Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới thì đội ngũ già làng, trưởng bản và người có uy tín trong cộng đồng là những người đã và đang thay mặt cho từng gia tộc, dòng họ, từng thôn, bản và bằng mọi kiến thức, hiểu biết để tuyên truyền, vận động đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với cộng đồng dân cư từng bước thực hiện có hiệu quả.

Những năm gần đây, bằng các hình thức như: định kỳ tổ chức gặp mặt giao lưu giữa các già làng, trưởng bản, người có uy tín theo từng xã, huyện mà cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể truyền đạt đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, thông báo tình hình kinh tế - xã hội của địa phương tới người có uy tín trong cộng đồng được nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Qua đó, tạo điều kiện cho các già làng, trưởng bản và người có uy tín có dịp để trao đổi, phản ánh, đề xuất với cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể những tâm tư, nguyện vọng của đồng bào ở từng làng, bản. Trên cơ sở đó, giúp cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể hiểu và nắm sâu hơn về tình hình ở cơ sở để đề ra những chủ trương, giải pháp phù hợp và phát huy hết vai trò, trách nhiệm của đội ngũ các già làng, trưởng bản và người có uy tín trên địa bàn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Già làng, trưởng bản và người có uy tín trong cộng đồng có vai trò, vị trí rất quan trọng đối với các dân tộc thiểu số trên địa bàn dân cư. Tiếng nói, hành động của họ có tác dụng, định hướng cho văn hoá ứng xử của cả cộng đồng nơi họ sinh sống.

Họ đã và đang đóng góp rất quan trọng vào sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân, góp phần khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng dân tộc để không ngừng đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, từng bước vươn lên xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao Yên Bái nói chung và huyện Văn Chấn nói riêng.

Anh Dũng

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị

YBĐT - Ngày 3/11, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) năm 2016 cho 80 cán bộ, công chức, viên chức của Sở và các sở, ban, ngành liên quan.

Ảnh minh họa.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam với cấu trúc gồm 8 bậc trình độ: Bậc 1- Sơ cấp I; Bậc 2 - Sơ cấp II; Bậc 3 - Sơ cấp III, Bậc 4 - Trung cấp; Bậc 5 - Cao đẳng; Bậc 6 - Đại học; Bậc 7 - Thạc sĩ; Bậc 8 - Tiến sĩ.

Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Người Cao tuổi Việt Nam Đàm Hữu Đắc tại buổi họp báo.

Đây là thông tin được đồng chí Đàm Hữu Đắc, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Người Cao tuổi Việt Nam cho biết trong buổi họp báo ngày 2/11, tại Hà Nội.

Người dân vùng đặc biệt khó khăn xã Mỹ Gia trồng thanh long tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình.

YBĐT - Nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hộ nghèo, hộ vùng dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, huyện Yên Bình đã triển khai nhiều chính sách, chương trình dự án đối với vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), góp phần khuyến khích người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục