Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học

  • Cập nhật: Thứ bảy, 2/12/2017 | 9:09:59 AM

Ngày 1/12, hưởng ứng sự kiện của Việt Nam về việc khởi động sáng kiến toàn cầu "Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học”, Bộ Giáo dục -Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Lễ phát động "Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ trong gia đình và trường học” tại trường THCS Thanh Xuân, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Bộ GD&ĐT tổ chức Lễ phát động “Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ trong gia đình và trường học”.
Bộ GD&ĐT tổ chức Lễ phát động “Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ trong gia đình và trường học”.

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em năm 1990. Công ước tuyên bố rằng: "Trẻ em có quyền được chăm sóc đầy đủ và toàn diện ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành”.

Tuy nhiên, hiện nay bạo lực thân thể trẻ em vẫn đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Trung bình mỗi năm cả nước có khoảng trên 20.00 trẻ em bị bạo lực, xâm hại cần được hỗ trợ, can thiệp.

Theo báo cáo của Bộ Công an, mỗi năm cả nước xảy ra 3.000-4.000 vụ bạo lực trẻ em, trong đó có khoảng 100 trẻ bị giết hại và 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục được phát hiện.

Theo kết quả khảo sát của Tổ chức tầm nhìn thế giới khảo sát, phỏng vấn học sinh tại 2 tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang, có 44% trẻ em bị bạo lực, trong đó 23% bị đánh, tát, đòn roi.

Theo báo cáo mới đây về can thiệp và hỗ trợ theo đường dây nóng 18001567 phản ánh về bạo lực trẻ em, trong 689 ca bạo lưc trẻ em, có đến 6/10 ca bạo lực thân thể, trong đó có 4 ca bạo lực gia đình, 2 ca bạo lực học đường.

Đặc biệt, nhiều vụ bạo hành trẻ em xảy ra trong gia đình và trường học đã được phát hiện, khiến dư luận xã hội bất bình và lo ngại. Hậu quả của việc trẻ bị bạo hành về thể chất không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn tổn thương tinh thần, trí tuệ, sự phát triển toàn diện và tương lai của trẻ em, của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Để giảm thiểu và ngăn chặn vấn đề bạo lực thân thể đối với trẻ em, trong gia đình, nhà trường và xã hội, theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa các nhà trường cần phải thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức nhà giáo; Tích cực chỉ đạo và triển khai có hiệu quả Đề án "Giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020”; Đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”.

Bên cạnh đó, cần triển khai thực hiện Nghị định số 80 của Chính phủ quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Tiếp tục triển khai các hoạt động của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Nhanh chóng xây dựng và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học cùng với triển khai công tác tư vấn học đường và thực hiện chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường, Chỉ thị số 18 của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/5/2017 về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
 
(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác

Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, tỷ lệ lây nhiễm HIV ở nước ta đang có xu hướng tăng và có tới 50.000 người có thể nhiễm HIV mà không biết.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong vinh danh 35 công trình, đề tài, sản phẩm sáng tạo tiêu biểu toàn quốc lần thứ X năm 2017.

Ngày 1-12, Festival “Sáng tạo trẻ” toàn quốc lần thứ X đã diễn ra tại Hà Nội với 2 hoạt động chính là Triển lãm Sáng tạo trẻ và Tuyên dương các công trình, đề tài, sản phẩm sáng tạo tiêu biểu toàn quốc năm 2017.

YBĐT - Sáng 1/12, Sở Y tế đã tổ chức diễu hành cổ động truyền thông hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 diễn ra từ ngày 10/11 đến 10/12 và Ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12 với chủ đề "Xét nghiệm HIV sớm - Hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020”.

Ngôi nhà của ông Vì Văn Hươi đang dần hoàn thiện.

YBĐT - Hơn một tháng sau đợt mưa lũ ngày 11/10 ở khu vực miền Tây, tuy còn nhiều khó khăn, song những gia đình bị mất nhà cửa bởi lũ ở xã Hạnh Sơn đang bắt tay vào dựng lại những nếp nhà mới trên khu đất tái định cư để dần ổn định lại cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục