Kỷ niệm 10 năm thành lập Sở Thông tin- Truyền thông Yên Bái (10/4/2008-10/4/2018)

Nền tảng xây dựng chính quyền điện tử

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/4/2018 | 7:32:23 AM

YBĐT - Việc triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, như: ứng dụng công nghệ thông tin đã từng bước tạo dựng nền tảng để xây dựng chính quyền điện tử tỉnh, làm thay đổi phương thức điều hành, quản lý của các đơn vị. 

Sở Y tế đã có một hệ thống CNTT hiện đại, góp phần giải quyết các thủ tục hành chính nhanh, gọn, công khai, minh bạch.
Sở Y tế đã có một hệ thống CNTT hiện đại, góp phần giải quyết các thủ tục hành chính nhanh, gọn, công khai, minh bạch.

Xác định rõ vai trò công nghệ thông tin (CNTT) là nền tảng để xây dựng một nền hành chính hiện đại, là cơ sở thiết lập CQĐT, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách để đẩy mạnh ứng dụng CNTT xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT) của địa phương.

Là cơ quan chuyên môn, có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước một số lĩnh vực trong đó có CNTT, những năm qua, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã đặt nhiệm vụ xây dựng, phát triển hạ tầng CNTT hiện đại, chuẩn hóa, đồng bộ, tích hợp và liên thông với hạ tầng thông tin quốc gia; đặc biệt, đẩy mạnh ứng dụng CNTT một cách sâu rộng hiệu quả để xây dựng CQĐT.
 
Đến nay, việc triển khai ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, như: ứng dụng CNTT đã từng bước tạo dựng nền tảng để xây dựng CQĐT tỉnh, làm thay đổi phương thức điều hành, quản lý của các đơn vị. Các thành phần cơ bản của CQĐT tỉnh như: mạng tin học diện rộng (WAN), Trung tâm Dữ liệu Nhà nước của tỉnh, Cổng Thông tin điện tử đã được hoàn thiện. Các ứng dụng dùng chung như: thư điện tử, phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, phần mềm một cửa điện tử liên thông được triển khai thống nhất đến UBND các cấp.
 
Hiện, tổng số máy tính tại các cơ quan Nhà nước của tỉnh là 6.377 chiếc; tổng số cán bộ của tỉnh được cấp tài khoản thư điện tử là 5.846 người, tỷ lệ 100%; tổng số dịch vụ hành chính công của tỉnh là 2.510 dịch vụ, trong đó, dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2 là 2.216 dịch vụ, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là 294 dịch vụ. Qua đó, góp phần công khai, minh bạch và giải quyết các thủ tục hành chính tốt hơn, tăng sự hài lòng của người dân đối với việc cung cấp các dịch vụ của chính quyền các cấp.

Là đơn vị được Sở TT-TT hướng dẫn triển khai ứng dụng CNTT và sớm đưa vào hoạt động, đến nay, Sở Y tế đã có một hệ thống CNTT tương đối hiện đại với hệ thống mạng, thiết bị trang bị tối thiểu 1 máy tính/cán bộ, hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện và điều hành tác nghiệp, 100% đơn vị trong ngành có trang thông tin điện tử, hệ thống 11 điểm cầu giao ban trực tuyến tại các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan trực thuộc Sở.
 
Ông Nguyễn Văn Phòng - Chánh văn phòng Sở Y tế cho biết: "Với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành đã đem lại rất nhiều lợi ích, góp phần giải quyết công việc nhanh, công khai, minh bạch, tiết kiệm chi phí. Từ tháng 2/2012, Sở tiến hành gửi, nhận các văn bản chỉ đạo điều hành qua hệ thống điều hành của ngành, nhờ đó số lượng văn bản giấy giảm 2/3. Không những thế, việc tiến hành họp giao ban thông qua hệ thống họp trực tuyến giúp thông tin được nhanh nhạy, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại của các đơn vị huyện, thị".

Bên cạnh đó, thực hiện tốt nhiệm vụ thường trực Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT tỉnh, Sở TT-TT đã tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện Kế hoạch hành động số 170/KH-UBND ngày 24/12/2015 về thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử với một số kết quả tốt như: triển khai nâng cấp liên thông 4 cấp phần mềm quản lý văn bản và điều hành, tích hợp chữ ký số cho 100% các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh, huyện, xã; cung cấp hòm thư điện tử cho 100% các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện, đồng thời tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo chính thức sử dụng phần mềm quản lý văn bản và hệ thống thư điện tử để luân chuyển văn bản điện tử thay thế văn bản giấy từ ngày 1/10/2017. Song song với đó, Sở TT-TT đã tăng cường hướng dẫn, thẩm định các dự án ứng dụng CNTT.
 
Công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn thông tin mạng được Sở triển khai triệt để, theo đó, năm 2017 đã ban hành gần 20 văn bản thông báo, hướng dẫn phòng chống các hình thức tấn công mạng. Sở thường xuyên kiểm tra, đánh giá về tình trạng an toàn thông tin theo quy định đối với hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh; phối hợp Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCer) tổ chức đào tạo, tập huấn an toàn thông tin mạng cho cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý về CNTT tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; cấp gần 400 chữ ký số cho các cơ quan, đơn vị và cá nhân để thực hiện gửi nhận liên thông văn bản điện tử trên hệ thống.

Công tác tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về CNTT trong xã hội cũng được Sở triển khai sâu rộng theo kế hoạch đề ra. Năm 2017, đã triển khai mở 1 lớp đào tạo, tập huấn phổ cập, nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho hơn 30 cán bộ, công chức, đoàn viên thanh niên và các trưởng thôn của xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải; phối hợp với Sở Nội vụ, Trường Chính trị tỉnh tham gia giảng dạy 4 lớp với chuyên đề hiện đại hóa nền hành chính cho hơn 400 cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện. Giao Trung tâm Công nghệ TT-TT tổ chức 2 lớp bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho 60 học viên là cán bộ của các xã, thị trấn của huyện Văn Chấn.

Để phát triển CNTT của tỉnh xây dựng CQĐT thời gian tới, Sở TT-TT tiếp tục tham mưu giúp UBND tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng CNTT, viễn thông theo hướng: bảo đảm hạ tầng triển khai CQĐT các cấp; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, kết nối chia sẻ dữ liệu; phát triển các hệ thống thông tin thiết yếu cho công tác ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh; bảo đảm triển khai đồng bộ với việc phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia; tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin; rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính. Đồng thời, tăng cường ứng dụng CNTT hướng tới xây dựng hoàn thiện hệ thống CQĐT phục vụ nhân dân và doanh nghiệp tốt hơn, qua đó góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Lê Thương

Các tin khác
Khách hàng giao dịch tại Bưu cục Yên Hòa, thành phố Yên Bái.

YBĐT - Các loại hình bưu chính - viễn thông phát triển khá phong phú, đa dạng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 9 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, 

Khi cơ sở KCB tra cứu thông tin về thẻ BHYT của người tham gia trên Cổng Thông tin điện tử mà dữ liệu không đầy đủ hoặc không đúng thì không được phép yêu cầu bệnh nhân quay về đổi thẻ BHYT.

YBĐT - Hơn 768 nghìn thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) theo mã số bảo hiểm xã hội (BHXH) đã được in và cấp trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái. Thẻ BHYT được cấp theo mẫu mới thì 10 số cuối của thẻ chính là mã số BHXH của người tham gia.

Các đồng chí lãnh đạo huyện Yên Bình trao thưởng cho các em học sinh đạt giải Nhất trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2017 - 2018.

YBĐT - Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh bậc THCS năm học 2017 - 2018 vừa qua, huyện Yên Bình có 93 em học sinh dự thi ở 8 môn văn hóa thì có 45 em đoạt giải; trong đó có 3 giải Nhất các môn Toán, Địa lý, Lịch sử, 8 giải Nhì, 8 giải Ba và 26 giải Khuyến khích. Kết quả này đã đưa huyện Yên Bình vươn lên đứng ví trí thứ 2 toàn tỉnh về số lượng học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.

YBĐT - Dưới sự hỗ trợ của tổ chức Adoptionscentrum (ACS) Thụy Điển tại Việt Nam, Dự án "Bảo vệ Quyền CSSKSS và giáo dục giới tính của trẻ em vị thành niên dân tộc Mông tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” được triển khai trong 2 năm (2017 - 2018).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục