Tuyến trên, tuyến dưới và câu chuyện khám, chữa bệnh

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/1/2019 | 8:09:24 AM

YBĐT - Trước khi đi vào bàn luận chuyện "tuyến trên, tuyến dưới” trên lĩnh vực khám chữa bệnh, xin được lưu ý là "tuyến dưới” ở đây là tuyến trung ương, còn "tuyến trên” là tuyến tỉnh, tuyến huyện và đương nhiên là tuyến dưới được đầu tư mạnh hơn (nhiều trang thiết bị hơn, tập trung nhiều bác sỹ giỏi hơn).

Thực hiện tán sỏi thận qua da bằng lazer tại Bệnh viện Đa khoa Hữu nghị 103 Yên Bái.
Thực hiện tán sỏi thận qua da bằng lazer tại Bệnh viện Đa khoa Hữu nghị 103 Yên Bái.

Ngược lại, cũng phải thừa nhận rằng, tuyến trên giờ cũng rất khá; cùng với đó là tâm lý chỉ tin tưởng tuyến trung ương của một số người.

Thông thường, mắc bệnh trọng mới chuyển về tuyến dưới, còn bệnh nhẹ thì đến bệnh viện huyện, tỉnh điều trị. Tuy nhiên, có nhiều người hễ mắc bệnh là xin về tuyến dưới, trong khi bệnh đó hoàn toàn có thể khám và điều trị khỏi ở tuyến trên, bất chấp Bộ Y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội đã có quy định hết sức chặt chẽ, điều này gây ra nhiều khó khăn cho các cơ sở y tế tuyến trên trong khâu thanh toán và tạo ra sự quá tải ở bệnh viện tuyến dưới.

Giải thích về thắc mắc "Trẻ nhỏ cứ ho, sốt liên tục, đến cơ sở y tế địa phương điều trị vài hôm tuy đã thuyên giảm nhưng vẫn còn triệu chứng ho, thế là đưa con vượt tuyến về Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị 5-10 hôm là khỏi hẳn”, bác sỹ Hồ Hữu Hóa cho rằng, thứ nhất, bệnh nhân đó điều trị gần khỏi, vì tâm lý lo lắng, sốt ruột của cha mẹ nên đưa con đi Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị thêm mấy hôm là khỏi hẳn; thứ hai, tuyến trung ương được sử dụng loại thuốc kháng sinh thế hệ sau mà các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện không được bảo hiểm cho phép sử dụng nên bệnh nhanh khỏi. 

Dùng kháng sinh liều cao thực sự là "con dao hai lưỡi”, lần sau bị viêm nhiễm gì thì dùng kháng sinh tại tuyến cơ sở theo bảo hiểm cấp rất khó điều trị đạt kết quả. 

Bác sỹ Hóa cho biết thêm: "Cái khó của cơ sở y tế tuyến địa phương là phần lớn việc khám, chữa bệnh theo mức chi trả của bảo hiểm y tế, trong khi mức chi trả có hạn; mỗi khi làm thêm các xét nghiệm, kê thêm thuốc... thì bác sỹ lại phải giải thích rõ cho bệnh nhân và rất ít khi bệnh nhân chấp nhận phải trả thêm nhiều tiền. Ngược lại, khi người bệnh đã về đến viện lớn ở Hà Nội, người bệnh đều sẵn lòng trả tiền cho tất cả các dịch vụ và thuốc men!”. 

Trên một diễn đàn về y tế, bác sỹ Hồng Hạnh - Khoa Gây mê - Hồi sức, Bệnh viện Việt Đức chia sẻ: "Đúng là bệnh viện tuyến trung ương có nhiều trang thiết bị hiện đại, nơi hội tụ nhiều bác sỹ giỏi nhưng không phải cứ chấn thương là đến Việt Đức. Đơn cử như gãy chân, gãy tay thì nên làm phẫu thuật ở tuyến tỉnh vì về trung ương sẽ phải chịu cảnh chờ đợi rất vất vả; ngay cả khi bị chấn thương sọ não thì không phải ca nào cũng chuyển đi được. Thí dụ, tình trạng bệnh nhân đang rất xấu mà di chuyển vài ba trăm ki-lô-mét thì khả năng tử vong trên đường di chuyển rất có thể xảy ra”.

Có thể nói, tâm lý muốn về tuyến dưới khám và điều trị giống như người ta thích hàng ngoại, dù hàng ngoại chưa hẳn đã tốt, hàng nội thì đã khá hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, tình trạng bệnh nhân nặng, vượt quá khả năng chuyên môn thì cần cho bệnh nhân chuyển viện, không nên vì doanh thu, vì lời giải cho bài toán tự chủ về tài chính mà giữ bệnh nhân ở lại. 

Lĩnh vực chuyên môn của viện mình còn non yếu thì cũng phải chuyển đi bởi không thể lấy tính mạng và sức khỏe của người bệnh ra để học tập, rút kinh nghiệm và nâng cao tay nghề. 

Câu chuyện "tuyến trên, tuyến dưới” sẽ còn diễn ra cho tới khi các bệnh viện đều có sự tiến bộ về chuyên môn, có tinh thần thái độ phục vụ thật tốt; phía người bệnh có sự thay đổi về quan điểm, nhận thức thực sự.

Tấn Đạt

Các tin khác

YBĐT - Năm 2018, các cơ sở dạy nghề trong tỉnh đã đào tạo nghề (ĐTN) cho 16.825 người.

Quang cảnh lớp tập huấn

YBĐT - Sáng 7/1, tại Trường quân sự tỉnh, Bộ CHQS tỉnh tổ chức khai mạc lớp tập huấn cho 66 cán bộ là Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng tự vệ các cơ quan, tổ chức trực thuộc Bộ CHQS tỉnh năm 2019.

Niềm vui tuổi già.

YBĐT - Từ thuở xa xưa, người cao tuổi luôn được con cháu nhìn nhận là lớp người giàu kinh nghiệm sống, tri thức uyên thâm và lối sống mẫu mực. Bởi thế, trong cộng đồng làng xã thời phong kiến, các bậc trưởng lão (tiên chỉ) cũng luôn được xã hội trọng vọng.

Đoàn viên công đoàn Vừ A Đấu (thứ 5, trái sang) thuộc CĐCS Trường TH&THCS số 2 xã Hồng Ca được hỗ trợ xây nhà “Mái ấm công đoàn”.

YBĐT - Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Trấn Yên hiện đang quản lý 2.466 đoàn viên, công nhân lao động đang công tác và sinh hoạt tại 93 công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục