Chính phủ vừa ban hành Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, trong đó quy định hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
|
Ảnh minh họa.
|
Cụ thể, người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí để khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi người lao động có đủ các điều kiện sau đây:
1- Có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
2- Đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Về mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp, mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 800 nghìn đồng/người/lần khám.
Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 2 lần và trong 1 năm chỉ được nhận hỗ trợ 1 lần.
Hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp
Người lao động được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1- Đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
2- Đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp.
3- Có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian làm các nghề, công việc gây bệnh nghề nghiệp.
Nghị định cũng quy định cụ thể mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp. Theo đó, mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người.
Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi lao động là 2 lần và trong 1 năm chỉ được nhận hỗ trợ 1 lần.
(Theo dangcongsan.vn)
Năm 2019, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty có 12 đoàn viên được Chủ tịch CĐCS quyết định khen thưởng, vì đã có nhiều ý tưởng sáng tạo. Nhóm tác giả thuộc Tổ Cơ điện được tặng bằng khen trong "Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Yên Bái lần thứ 8” năm 2017 - 2018
Toàn tỉnh Yên Bái có khoảng 690 người mù, trong đó độ tuổi lao động có 286 người (chiếm hơn 40%). Năm 2014, được sự cho phép của UBND tỉnh, Hội Người mù (HNM) Yên Bái đã được thành lập.
Mạng xã hội đang được sử dụng như công cụ kinh doanh hiệu quả. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh người ta có thể mở được những “hiệu thuốc” và bán đủ thứ thuốc chữa bệnh trên đó. “Hiệu thuốc” mở được, những “phòng khám” cũng bung ra.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Lục Yên phấn đấu trong tháng 8/2020 sẽ vận động tất cả 97 người tham gia đóng tiền BHXH trở lại để đảm bảo quyền lợi bản thân.