Những bệnh thường gặp vào mùa thu

  • Cập nhật: Thứ tư, 30/9/2020 | 7:58:08 AM

YênBái - Thời tiết mùa thu được coi là dễ chịu nhất trong năm, nhưng do nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhau nhiều nên đây cũng là mùa dễ mắc bệnh hơn các mùa khác.

Bác sĩ Lương Kim Ngọc - Bệnh viện Đa khoa Hữu nghị 103 Yên Bái thăm khám cho bệnh nhân.
Bác sĩ Lương Kim Ngọc - Bệnh viện Đa khoa Hữu nghị 103 Yên Bái thăm khám cho bệnh nhân.

Bệnh tim mạch

Trong những ngày chuyển mùa sang thu, số trường hợp bị nhồi máu cơ tim gia tăng, kể cả nguy cơ đột quỵ. Những người có vấn đề về tim mạch sẽ càng tăng nguy cơ bị bệnh suy tim. Đó là do khi thay đổi thời tiết đột ngột, cơ thể cũng phải thay đổi để thích ứng với thời tiết, từ đó có thể làm quá tải hệ thống tim mạch. Ngay cả những người khỏe mạnh cũng nên đề phòng chứng tăng huyết áp, khó thở, tim đập nhanh do sự thay đổi nhiệt độ dễ gây ra những cơn co thắt nhiều ở mạch máu. 

Để phòng ngừa bệnh tim mạch, nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, hoa quả và cá; hạn chế chất béo có hại, không hút thuốc và chăm chỉ thể dục. Nếu thấy có vấn đề về tim mạch hay huyết áp, cần chú ý theo dõi, đi khám bác sĩ để điều chỉnh hoạt động của tim mạch và huyết áp, ngăn ngừa bệnh, không nên để đến khi bị bệnh trầm trọng mới điều trị.

Sốt và cảm lạnh

Sốt hay gặp trong thời điểm giao mùa là sốt do virut, biểu hiện dưới các dạng như sốt phát ban, cúm... nền nhiệt độ từ 38,5oC trở lên. Đối tượng dễ mắc bệnh là người già và trẻ em do sức đề kháng yếu. Triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết khi mắc sốt do virut là sốt, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt nước mũi, đỏ mắt, đau nhức cơ, khớp, đau đầu... Nếu ở thể nhẹ, người bệnh có thể sốt từ 3-5 ngày, sau đó tự khỏi. 

Ở thể nặng hơn người bệnh sốt li bì 5-7 ngày và dễ gặp các biến chứng viêm long đường hô hấp cấp trên, viêm phổi... Sốt virut lây truyền nhanh qua đường hô hấp (ho, hắt hơi) nhất là trong môi trường tập thể. Vì vậy, cần giữ vệ sinh cá nhân tốt, môi trường thật tốt; luôn giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ và ngực…

Nhóm bệnh đường hô hấp

Viêm đường hô hấp trên (viêm họng, VA, amidan) cấp tính và mạn tính: Khi viêm Đường hô hấp cấp tính gây sốt cao kèm ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, niêm mạc họng đỏ (trẻ em nôn nhiều, quấy khóc), nếu không kịp thời chữa trị dứt điểm sẽ diễn tiến thành viêm phế quản, viêm phổi và chuyển thành mạn tính.

Viêm đường hô hấp dưới: Viêm phế quản là bệnh rất nhạy cảm, khó thích ứng với biến đổi thất thường của khí hậu, trẻ em càng dễ mắc. Bệnh gây khó thở, khò khè, ho nhiều về đêm và sáng, có đờm,… Nên sớm đến bác sĩ để được dùng thuốc thích hợp vì bệnh khó khỏi hẳn, dễ tái phát.

Viêm thanh quản, khí quản, tiểu phế quản, phổi ít gặp hơn nhưng khi mắc thường hay bị nặng. Mùa này 3 loại virut cúm A, B, C gây bệnh viêm đường hô hấp cấp bùng phát mạnh, trong đó cúm A dễ tạo thành dịch, biến chứng có thể gây viêm xoang cấp, viêm tai giữa. Các chứng bệnh viêm phổi, viêm tắc thanh quản và khí quản gây ho nhiều và dữ dội về ban đêm, thở khò khè, thậm chí ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và nôn... Các triệu chứng này biểu hiện bệnh đã nặng, cần đi khám chữa ngay, không nên tự chữa ở nhà, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là bệnh điển hình vào mùa thu, nó không chỉ xảy ra đối với người cao tuổi, hiện nay, phụ nữ sau tuổi 35 đều có thể bị bệnh khớp. Để hạn chế đau nhức xương khớp trong mùa thu, người cao tuổi nên chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh thất thường. Điều chỉnh mức độ tập luyện phù hợp thể trạng từng người.

Bệnh dị ứng

Giao mùa, thời tiết khô hanh xuất hiện nhiều dị nguyên trong môi trường như phấn hoa, bụi bông, lông súc vật, khói... là những tác nhân gây các chứng dị ứng như: viêm da dị ứng, mề đay, viêm kết mạc, hen phế quản... Để phòng bệnh, cần tránh tiếp xúc với những chất gây dị ứng. Giữ vệ sinh cơ thể (nhất là đường mũi họng) và môi trường sống sạch sẽ, tinh thần thoải mái để hạn chế mắc bệnh.

Bác sĩ Lương Kim Ngọc

Các tin khác
Đồng chí Hà Thị Nga - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc với Hội LHPN tỉnh.

Dự kiến, đại hội phụ nữ cấp cơ sở bắt đầu từ tháng 1/2021, hoàn thành trước 30/4/2021; đại hội cấp huyện và tương đương bắt đầu từ quý II, hoàn thành trước 30/7/2021; đại hội cấp tỉnh hoàn thành trước 30/9/2021.

Chị Vũ Thị Tươi được Viễn thông Yên Bái trao thưởng chiếc điện thoại Sam Sung A71.

Ngày 29/9, Viễn thông Yên Bái tổ chức trao thưởng cho khách hàng may mắn trúng giải trong chương trình khuyến mại lắp đặt “Truyền hình MyTV, đăng ký liền tay vận may chờ đón”.

Bệnh nhân Lý Thị Tiếc và khối u nang hỗn hợp buồng trứng phải dính ruột thừa nặng 1,6kg sau khi cắt bỏ.

Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Lục Yên, mới đây, các bác sỹ Trung tâm đã phẫu thuật thành công khối u nang hỗn hợp buồng trứng phải dính ruột thừa nặng 1,6kg cho bệnh nhân Lý Thị Tiếc, 45 tuổi, dân tộc Tày ở thôn Tông Pình Cại, xã Lâm Thượng.

Thành đoàn Yên Bái trao biển tượng trưng khánh thành công trình Thắp sáng đường trường cho Trường THCS & THPT Púng Luông, Mù Cang Chải.

Vừa qua, Thành đoàn Yên Bái đã phối hợp với Câu lạc bộ Vì đàn em thân yêu, Huyện đoàn Mù Cang Chải tổ chức chương trình Trăng rằm vùng cao tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Lao Chải và Trường THCS & THPT Púng Luông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục