Từ 1/1/2021 bắt đầu tăng tuổi nghỉ hưu với người lao động

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/11/2020 | 8:38:16 AM

Từ ngày 1/1/2021, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bắt đầu lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu.

Ảnh minh họa (Nguồn: Người lao động)
Ảnh minh họa (Nguồn: Người lao động)

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu.

Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:

Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Việc nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động.

Cụ thể, người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:

+ Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành (1).

+ Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021 (2).

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

+ Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

+ Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại (1) và thời gian làm việc ở vùng quy định tại (2) từ đủ 15 năm trở lên.

Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 4 Điều 169 của Bộ luật Lao động.

+ Người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn khi thỏa thuận với người sử dụng lao động tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu (3).

+ Việc chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại (3) nêu trên thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III của Bộ luật Lao động và quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

(Theo VTV)

Các tin khác
Trẻ em được bày tỏ ý kiến qua hoạt động tổ chức lấy ý kiến trẻ em tại địa phương của thành viên Hội đồng Trẻ em tỉnh.

Hội đồng Trẻ em là một mô hình mới trong thúc đẩy quyền tham gia của trẻ đã được triển khai thí điểm tại Yên Bái từ năm 2017 và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong thời gian qua.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 135/2020 quy định về tăng tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

Với điều kiện lao động bình thường, kể từ 2021, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là đủ 60 tuổi 3 tháng và của lao động nữ là đủ 55 tuổi 4 tháng.

Lãnh đạo huyện Văn Yên và BIDV Chi nhánh Yên Bái cắt băng khánh thành và bàn giao công trình Trường Mầm non Viễn Sơn, huyện Văn Yên

Vừa qua, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Yên Bái tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao công trình trường lớp học cho Trường Mầm non Viễn Sơn, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên.

Quang cảnh Hội nghị

Sáng 23/11, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, Cụm trưởng Cụm thi đua 7 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua yêu nước của Cụm năm 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục