Chăm sóc sức khỏe mùa lạnh đúng cách

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/12/2020 | 1:52:21 PM

YênBái - Những ngày gần đây số người đến Bệnh viện Hữu Nghị 103 thăm khám và điều trị bệnh khá đông. Nguyên nhân là bởi nhiệt độ xuống thấp. Trời lạnh, những người có sức đề kháng kém như người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai… rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: cảm lạnh, ho, viêm họng, sổ mũi,...

Bệnh nhân đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Hữu Nghị 103 Yên Bái.
Bệnh nhân đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Hữu Nghị 103 Yên Bái.

Chăm sóc sức khỏe đúng cách khi trời lạnh sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh lây nhiễm, chống chọi lại sự khắc nghiệt của thời tiết.

Dễ ốm mùa đông

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, những virus phổ biến gây cảm lạnh ở người sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn trong môi trường mát mẻ. Điều này đồng nghĩa với việc vào mùa đông, các loại vi khuẩn, virus gây bệnh có xu hướng chọn mũi thay vì sinh sống trong đường ruột ấm và ẩm ướt. 

Thêm vào đó, không khí lạnh cũng khiến hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất ít tế bào bạch cầu hơn, khiến cho các vi khuẩn, virus có thể "tự do” hơn trong việc xâm nhập cơ thể. Nhiệt độ lạnh hơn cũng khiến cho các phản ứng miễn dịch trở nên chậm chạp hơn; đồng thời khiến cơ thể nhạy cảm. Vì vậy, cần chủ động bảo vệ sức khỏe, giữ ấm cơ thể để tăng cường sức đề kháng, chống chọi lại sự khắc nghiệt của thời tiết.

Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ

Thực phẩm chính là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết để giữ ấm cơ thể trong mùa đông. Do đó, muốn giữ ấm cơ thể tốt nhất thì nên ăn đủ bữa và nạp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Lượng thực phẩm cung cấp sẽ giúp cho quá trình đốt cháy calo được diễn ra thuận lợi, tạo điều kiện sinh nhiệt liên tục cho cơ thể.

Bên cạnh đó, thức ăn còn cung cấp năng lượng cần thiết thông qua lượng đường được hấp thụ, tăng khả năng giữ ấm trong điều kiện thời tiết lạnh. Đặc biệt, một số món ăn từ các loại gia vị như gừng, tỏi... cũng giúp giữ ấm cơ thể rất tốt. Nên ăn thức ăn khi còn nóng, vừa giúp làm ấm cơ thể vừa giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch.

Uống nhiều nước

Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng cơ thể cần ít nước hơn trong những tháng mùa đông. Sự thật là dù nhiệt độ cao hay thấp, kể cả bạn không toát mồ hôi và không cảm thấy khát nước, thì cơ thể bạn cũng luôn cần nước. 

Vì vai trò của nước trong cơ thể không thay đổi trong cả mùa đông và mùa hè: vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào, loại bỏ chất thải, tạo điều kiện cho cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng, bảo vệ các cơ quan quan trọng, làm ẩm, làm dịu da và mắt, đảm bảo duy trì huyết áp bình thường. 

Nước cũng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giúp bảo vệ chống lại sự kiệt sức do nhiệt độ quá nóng trong những tháng hè, cũng như vào mùa đông nước rất cần thiết để đảm bảo giúp cơ thể chống lại cái lạnh. Nên uống từ 6 - 8 ly nước mỗi ngày để giữ nước và luôn luôn giữ cho cơ thể được ấm. Điều này sẽ có lợi ích lớn trong việc tránh cho cơ thể bị giảm nhiệt độ, khiến chúng ta dễ mắc các bệnh hô hấp như ho, sổ mũi hoặc cảm lạnh, nặng hơn là viêm phế quản, viêm phổi.

Duy trì tập luyện thể dục,  thể thao mỗi ngày

Khi thời tiết lạnh, cơ thể thường ít vận động hơn, rất khó để duy trì tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, việc luyện tập thể dục thể thao giúp cơ thể giải phóng một lượng endorphin - một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng và giảm đau.

 Lợi ích của việc tập thể dục hàng ngày là không thể phủ nhận. Hãy đặt mục tiêu thực hiện ít nhất 150 phút tập thể dục mỗi tuần trong mùa đông để tăng cường nguồn năng lượng tích cực cho cơ thể, đẩy lùi mọi bệnh tật. 

Lưu ý, nên uống nước trước, trong và sau khi tập luyện dù bạn không cảm thấy khát. Khi nhiệt độ giảm đột ngột, các mạch máu co lại khiến máu không thể lưu thông tốt, do đó, bàn tay, bàn chân, mũi và thậm chí tai cũng có thể thấy lạnh.

Bổ sung đầy đủ vitamin

Mùa đông với đặc trưng là ngày ngắn đêm dài nên cơ thể thường ít tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, điều này làm giảm lượng vitamin D trong cơ thể. Đây là một chất thiết yếu có vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ thống miễn dịch và khả năng miễn dịch thích ứng của chúng ta hoạt động tốt. Cả hai hệ miễn dịch này đều rất cần thiết và đều cần mức vitamin D đầy đủ để hoạt động. 

Vì vậy, thiếu hụt vitamin D có thể khiến các tế bào miễn dịch không thể phản ứng một cách thích hợp, làm chúng ta dễ bị nhiễm trùng hơn.

Bác sĩ Hồ Hữu Hóa

Các tin khác
Lãnh đạo phường Đồng Tâm trao giấy chứng nhận cho các gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2020.

28.870 hộ trên địa bàn thành phố đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, bằng 96,9% số gia đình đăng ký, vượt 4,3% kế hoạch được giao.

Cán bộ Chi cục Thuế thành phố Yên Bái làm việc cả ngày nghỉ để giải quyết thủ tục hành chính thuế cho người dân và doanh nghiệp.

Không khí làm việc tại Cục Thuế tỉnh và các chi cục thuế những ngày này vô cùng khẩn trương để đôn đốc thu nộp các khoản thu còn có khả năng thu vào ngân sách, bởi chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm 2020.

Thực hiện kỹ thuật mới về xét nghiệm Gene Xpert MTB/RIF tại Bệnh viện.

Thời gian qua, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Yên Bái đã triển khai kỹ thuật mới về xét nghiệm Gene Xpert MTB/RIF, giúp chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh nhân nhiễm lao và lao kháng thuốc, nâng cao hiệu quả điều trị lao và bệnh phổi cho bệnh nhân. Kỹ thuật này cho phép xác định vi khuẩn lao ở mức độ ít với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.

Tối nay - 28/12, tại phường Nguyễn Phúc, Thành ủy Yên Bái tổ chức tổng kết đợt thi đua triển khai các công trình, phần việc của Đảng ủy các xã, phường chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX và Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh; khánh thành công trình “Tiểu công viên kết hợp khu vui chơi thể dục thể thao phường Nguyễn Phúc gắn với tuyến đường văn minh, sáng, xanh, sạch, đẹp” tại tổ dân phố Phúc Thọ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục