Đề án hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao – Luồng sinh khí mới trong hoạt động báo chí cả nước

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/9/2022 | 2:11:28 PM

YênBái - Sáng 30/9, tại Vĩnh Phúc, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao giai đoạn 2016-2020, triển khai Chương trình hỗ trợ giai đoạn 2021-2025.

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Chí Giang cùng gần 250 đại biểu đến từ 25 hội nhà báo các tỉnh, thành phố miền Bắc, 20 liên chi hội và 40 chi hội nhà báo trực thuộc Trung ương. 

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi cho biết: Ngày 25/4/2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 650/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tiếp tục hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các hội văn học nghệ thuật địa phương; hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở các hội nhà báo địa phương giai đoạn 2016-2020”. Đến nay, Đề án đã hoàn thành trọn vẹn và đạt được nhiều kết quả rất tích cực.
 
Các tác phẩm báo chí được hỗ trợ kinh phí là những tác phẩm tiêu biểu, có sự đầu tư công phu, có tính phát hiện, nêu bật những vấn đề được dư luận quan tâm, mang tiếng nói xây dựng, phản biện tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các quyết sách của Đảng và Nhà nước. Từ nguồn hỗ trợ sáng tạo, nhiều tác phẩm báo chí chất lượng cao đã đoạt Giải Báo chí Quốc gia, giải báo chí các địa phương và giải báo chí các bộ, ban, ngành, đoàn thể. 

Mặc dù kinh phí được cấp hằng năm còn hạn chế so với nhu cầu thực tế sáng tạo tác phẩm nhưng Đề án đã thực sự tạo được sự đồng thuận, gắn kết thi đua trong báo giới, tập hợp, đoàn kết hội viên, làm cho mối quan hệ giữa tổ chức Hội với hội viên ngày càng thêm gắn bó. 

Nhờ có nguồn kinh phí hỗ trợ, hằng năm nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo, thâm nhập thực tế sáng tác, trao đổi kinh nghiệm tác nghiệp được tổ chức. Đặc biệt, các lớp bồi dưỡng ngắn ngày theo cách vừa làm vừa học đã giúp các nhà báo, hội viên cập nhật kiến thức, tiếp cận với những phương pháp và công nghệ làm báo hiện đại. Qua đó, khơi dậy đam mê nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm của những người làm báo Việt Nam.

Tiếp nối thành công của Đề án hỗ trợ giai đoạn 2016-2020, ngày 08/4/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 558/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các hội văn học nghệ thuật địa phương; hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở các hội nhà báo địa phương giai đoạn 2021-2025”. 

Chương trình tiếp tục đẩy mạnh công tác hỗ trợ báo chí với nguồn kinh phí lớn hơn, tập trung vào việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, định hướng tuyên truyền, khai thác các mảng đề tài quan trọng như: đề tài về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội lần thứ XII, XIII của Đảng; công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, giữ gìn an ninh, chính trị; lịch sử cách mạng, kháng chiến; về xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; xóa đói giảm nghèo…

Trình bày Báo cáo tổng kết công tác hỗ trợ báo chí chất lượng cao khối báo chí địa phương và các liên chi hội, chi hội nhà báo trực thuộc Trung ương Hội giai đoạn 2016-2020, ông Trần Thái Sơn - Phó Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: Việc Chính phủ tiếp tục hỗ trợ cho hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao đã động viên, khích lệ hội viên, nhà báo; nhiều chi hội khó khăn về tài chính đã có thêm kinh phí để đầu tư vào hoạt động sáng tạo tác phẩm chất lượng cao.

Cụ thể, đối với 63 hội nhà báo địa phương, giai đoạn 2016-2020, kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) hỗ trợ cho hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao hơn 31 tỷ đồng, với 4.650 lượt tác giả được hỗ trợ trực tiếp, thu được 8.650 tác phẩm báo chí chất lượng cao; tổ chức 330 lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí.

Đối với khối báo chí Trung ương, tổng kinh phí NSNN hỗ trợ 5 năm hơn 18 tỷ đồng, hỗ trợ 1.850 lượt tác giả, nhận được 4.145 tác phẩm báo chí chất lượng cao thuộc các loại hình báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, ảnh báo chí; tổ chức 05 hội thảo nghiệp vụ báo chí toàn quốc; hỗ trợ nghiên cứu, biên soạn, xuất bản 10 đầu sách phổ biến tác phẩm chất lượng cao.

Qua quá trình triển khai thực hiện Đề án, nhiều tác phẩm được hưởng kinh phí hỗ trợ đã đạt Giải Báo chí Quốc gia và giải báo chí của các địa phương, giải báo chí các bộ, ngành, đoàn thể. Nhiều đơn vị báo chí có tác phẩm đoạt giải cao trong nhiều năm như: Liên chi hội Báo Quân đội nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Đầu tư…; chi hội các địa phương Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nghệ An, Thái Nguyên…

Các tác phẩm báo chí đã phản ánh kịp thời, sâu sát, phát hiện những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm ở Trung ương và địa phương, phục vụ thiết thực cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, các tác phẩm chất lượng cao cũng giúp các nhà báo, hội viên học tập kinh nghiệm về nghiệp vụ báo chí, tiếp tục sáng tạo những tác phẩm có chất lượng tốt hơn.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về nhiều nội dung: hiệu quả hỗ trợ của Đề án trong việc nâng cao chất lượng nội dung, đổi mới hình thức thể hiện các tác phẩm báo chí; tạo nguồn tác phẩm tham dự Giải Báo chí Quốc gia, giải báo chí tỉnh và các giải báo chí chuyên ngành khác; các quy trình, quy định trong thẩm định tác phẩm; thủ tục ký hợp đồng, thanh quyết toán và các vấn đề tài chính - kế toán; phạm vi đề tài được khuyến khích và sự phù hợp với môi trường tác nghiệp, tạo không gian sáng tạo thoải mái cho báo chí, phục vụ tốt công tác tuyên truyền nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…

Hội Nhà báo Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập tại Chiến khu Việt Bắc vào ngày 21/4/1950, đến nay đã có 72 năm trưởng thành và phát triển. Trải qua 11 kỳ Đại hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý và quan tâm của Nhà nước, tổ chức Hội phát triển lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng với hơn 21.000 hội viên - nhà báo sinh hoạt tại 63 hội nhà báo tỉnh, thành phố, 20 liên Chi hội nhà báo và 205 chi hội nhà báo trực thuộc Trung ương Hội.

 Hoàng Yên (Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái)

Các tin khác
Điện lực thành phố Yên Bái diễn tập xử lý an toàn sự cố khi có thiên tai xảy ra. (Ảnh minh họa)

Hàng năm, bước vào dịp năm học mới, Điện lực thành phố Yên Bái luôn chủ động phối hợp với các nhà trường trên địa bàn trong việc tuyên truyền, trang bị kiến thức, kỹ năng sử dụng điện an toàn cho học sinh và triển khai hướng dẫn các biện pháp chủ động ngăn ngừa, giảm nguy cơ cháy nổ, tai nạn khác do điện gây ra và xử lý tình huống khi điện rò rỉ, gây mất an toàn cho cán bộ, giáo viên.

Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách ở huyện Yên Bình.

Năm 2021, ngành y tế Yên Bái đã triển khai Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới tại 23 xã thuộc địa bàn 6 huyện, thị: Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Yên Bình, Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ.

Một số tiết mục trong phần thi năng khiếu.

Ngày 29/9, Hội Phụ nữ Công an tỉnh tổ chức Hội thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội phụ nữ tỉnh Yên Bái lần thứ XVI, Nghị quyết Đại hội phụ nữ Công an tỉnh lần thứ VII và phong trào thi đua “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, góp phần xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” và các phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động.

Cán bộ PC Yên Bái tuyên truyền cho tiểu thương tại các chợ việc sử dụng điện an toàn.

Tại các vị trí buôn bán trong các chợ, tiểu thương thường kéo dây điện loằng ngoằng với các loại dây điện không đảm bảo kỹ thuật từ công tơ đến vị trí đang sử dụng, các loại hàng hóa, vật dụng buôn bán để tràn lan dễ dẫn đến chạm, chập gây nên cháy nổ…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục