Kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 -14/10/2022)

Hội Nông dân Yên Bái góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng về "tam nông" trong giai đoạn mới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/10/2022 | 7:35:53 AM

YênBái - Xác định rõ vai trò chủ thể của nông dân trong thực hiện nghị quyết của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn ("tam nông") trong giai đoạn mới, đặc biệt là Chương trình hành động của Tỉnh ủy về thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2019 - 2021, Hội Nông dân (HND) tỉnh đã không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo các cấp hội cụ thể hóa nội dung, chương trình hành động của Tỉnh ủy gắn với phong trào công tác Hội, góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Ông Giàng A Câu - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Yên Bái và lãnh đạo Bưu điện tỉnh ký kết đưa sản phẩm của hội viên nông dân lên sàn giao dịch, giới thiệu và bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Ông Giàng A Câu - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Yên Bái và lãnh đạo Bưu điện tỉnh ký kết đưa sản phẩm của hội viên nông dân lên sàn giao dịch, giới thiệu và bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

Các cấp HND trong tỉnh đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sản xuất theo chuỗi giá trị đạt tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Từ năm 2019 đến nay, HND tỉnh đã chủ trì xây dựng 18 mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp; thành lập 40 hợp tác xã (HTX), 461 tổ hợp tác (THT); xây dựng 181 mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả trên lĩnh vực nông nghiệp gắn với HTX hoặc THT, trong đó có 53 mô hình được xây dựng từ vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân; xây dựng 16 sản phẩm đã được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 4 sao và 3 sao. 

Riêng năm 2021, toàn tỉnh có 57.642 hộ nông dân đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG) và đã có 39.622 hộ đạt danh hiệu SXKDG các cấp, đạt 68,7%. Song song với việc nhân rộng điển hình tiên tiến, cách làm hay, mô hình hiệu quả, lãnh đạo HND tỉnh đã tích cực đồng hành với nông dân đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ vốn, đào tạo nghề giúp nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh và tiếp cận với khoa học kỹ thuật. Qua đó, góp phần nâng mức thu nhập bình quân của người dân nông thôn trong năm đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 tăng 2 lần so với năm 2015. 

Nhờ đổi mới phương thức lãnh đạo trong triển khai thực hiện Chương trình hành động số 117 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với phương châm: gần nông dân, sát ruộng đồng, song hành cùng nông dân phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, hiệu quả lao động…; các cấp Hội đã giúp cho nhiều sản phẩm của nông dân được các cấp, ngành công nhận nhãn hiệu sản phẩm tiêu chuẩn, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. 

Điển hình như các mô hình tiêu biểu trong liên kết, hợp tác sản xuất, kinh doanh cho thu nhập từ 150 - trên 300 triệu đồng/năm của hộ gia đình hội viên: Chang Thị Ca, xã Púng Luông nuôi gà đen; Sùng Chứ Cớ, xã Nậm Khắt chế biến chè Shan tuyết ở huyện Mù Cang Chải; Hoàng Văn Chuyên, xã Vĩnh Lạc với mô hình kinh tế VAC tổng hợp; Triệu Đức Lợi, xã Phan Thanh với vườn ươm và kinh doanh thuốc thú y ở huyện Lục Yên; cơ sở chế biến trà Sơn Tra của Công ty cổ phần sản xuất Thực phẩm và Đông dược Thế Gia, huyện Văn Chấn; mô hình du lịch cộng đồng Homestay thị xã Nghĩa Lộ; mô hình nuôi cá nước lạnh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Huy, xã Cao Phạ và mô hình trồng hoa hồng của Hợp tác xã Hoa Hồng Nậm Khắt và Homestay Hello (Mù Cang Chải)..., cùng hàng trăm mô hình sản xuất kinh doanh giỏi của các cấp Hội Nông dân Yên Bái đã và đang thúc đẩy sự phát triển nhanh, mạnh, bền vững và hiệu quả trong triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn giai đoạn mới. 

Đoàn Hội thảo quốc tế tại Việt Nam tham quan mô hình trồng cây ăn quả của nông dân xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình. 

Có thể khẳng định, Phong trào Nông dân Yên Bái thi đua SXKDG đã và đang góp phần tạo nền tảng quan trọng giúp các địa phương hoàn thành chỉ tiêu xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. 

Nhằm đẩy mạnh Phong trào theo hướng liên kết, hợp tác để chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy phát triển hàng hóa, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thông tin sản xuất, tìm kiếm thị trường và tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các cấp HND đã phối hợp với các ngành, doanh nghiệp, tạo điều kiện cho vay vốn, cung ứng vật tư phân bón trả chậm, tập huấn khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ, "liên kết” theo hình thức kinh tế tập thể, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường, tăng năng suất, chất lượng vật nuôi cây trồng, tăng thu nhập cho nông dân.

Điển hình như HND tỉnh phối hợp với Trung ương HND Việt Nam triển khai xây dựng mô hình "Xử lý chất thải trong phát triển trang trại” tại thị trấn Cổ Phúc (Trấn Yên) và xây dựng Dự án "Nuôi ghép cá nước ngọt theo chuỗi giá trị” tại xã Khánh Thiện (Lục Yên). 

Hội Nông dân huyện Trạm Tấu phối hợp với Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp huyện, UBND xã Xà Hồ nhân rộng mô hình trồng cây sâm Hoàng Shin Cô tại xã Xà Hồ trên diện tích 3,0 ha; theo dõi kiểm tra sinh trưởng phát triển 2 mô hình trồng thử nghiệm giống cây ăn quả giống bơ Shap 034, giống cây ăn quả hồng giòn không hạt FUJU MC1 Nhật Bản, cây lê vàng trên diện tích 6,0 ha; mô hình chăm sóc và trồng cây măng sặt trên quy mô 4,0 ha tại xã Túc Đán, Tà Xi Láng, Phình Hồ, Bản Công.

Hội Nông dân huyện Trấn Yên vận động hội viên trồng mới 125 ha tre măng Bát độ theo mô hình liên kết chuỗi giá trị ..., góp phần hình thành vùng sản xuất tập trung chuyên canh như: mô hình trồng dưa hấu, cỏ ngọt tại xã Thanh Lương; mô hình nuôi thủy sản tại xã Phù Nham; mô hình nuôi dê tại xã Phúc Sơn; mô hình trồng ớt ngọt tại xã Thanh Lương và xã Phù Nham, mô hình trồng nấm rơm tại Phường Tân An (thị xã Nghĩa Lộ); mô hình trồng khoai sọ tại các xã vùng cao Trạm Tấu; mô hình trồng lúa chất lượng cao tại xã Yên Phú, Đại Phác (Văn Yên); mô hình nuôi vịt cổ xanh tại xã Việt Hồng, Hồng Ca (Trấn Yên).... 

Qua đó, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá, giảm nghèo bền vững ở các xã, thôn, bản vùng cao và nâng cao giá trị sản phẩm chủ lực gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng thấp. 

Chương trình FFF phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức cho hội viên nông dân tham quan mô hình trồng cây lá khôi theo hướng sản xuất hữu cơ của gia đình bà Nguyễn Thị Lán, thôn 7, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên.

Chương trình FFF phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức cho hội viên nông dân tham quan mô hình trồng cây lá khôi theo hướng sản xuất hữu cơ của gia đình bà Nguyễn Thị Lán, thôn 7, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên.

Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh và Hội Nông dân huyện Trấn Yên tặng hoa chúc mừng ra mắt Câu lạc bộ "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi" xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên

Từ kết quả phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của nông dân Yên Bái trong giai đoạn mới, HND tỉnh rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống của hội viên nông dân các dân tộc cụ thể:

Một là, bám sát sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Trung ương HND Việt Nam đối với công tác Hội và phong trào nông dân; đề ra các chủ trương, chương trình hành động đúng đắn, khơi dậy khí thế, tiềm năng và sức mạnh của cả hệ thống Hội; tin tưởng, giao nhiệm vụ chính trị, khoán sản phẩm cho các cấp HND thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. 

Hai là, sự quan tâm, tạo điều kiện của UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành và các đối tác, tạo điều kiện giúp đỡ HND Yên Bái triển khai tốt các mô hình phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Ba là, Đảng đoàn, Ban Thường vụ HND tỉnh quán triệt, thống nhất nhận thức chung các quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Trung ương, của tỉnh; cụ thể hóa, tuyên truyền mạnh mẽ trong các cấp Hội; phối hợp triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. 

Bốn là, luôn nắm chắc tình hình hội viên nông dân, phát huy truyền thống, niềm tin của nông dân đối với Đảng. Thực hiện tốt chức năng đại diện quyền và lợi ích chính đáng của hội viên nông dân; phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; thực hiện tốt phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" trong các hoạt động của Hội. 

Năm là, thường xuyên quan tâm công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; kịp thời đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cấp ủy và Trung ương Hội giao, góp phần thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn mới.

Giàng A Câu (Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Yên Bái)

Tags Hội nông dân phát triển nông nghiệp du lịch cộng đồng Homestay nông thôn mới

Các tin khác
Việt Nam hiện có tổng cộng 16,9 triệu thuê bao truyền hình trả tiền với hơn 200 kênh phát sóng.

Nghị định 71 là nỗ lực của Chính phủ, Bộ Thông tin- Truyền thông và các doanh nghiệp, hiệp hội nhằm điều chỉnh chính sách pháp luật sao cho phù hợp với thực tiễn.

Cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Mù Cang Chải trên đường tuần tra.

Huyện Mù Cang Chải có diện tích tự nhiên hơn 1.199 km2 với dân số trên 61.500 người, trong đó dân tộc Mông chiếm trên 91%. Trong bối cảnh đời sống người dân còn nhiều khó khăn, trình độ nhận thức không đồng đều nên an ninh trật tự luôn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, nổi lên là tình trạng xuất cảnh trái phép, tội phạm ma túy, hình sự, tội phạm mua bán người...

Lãnh đạo các xã Yên Bình, Bạch Hà của huyện Yên Bình và xã Mỹ Bằng của huyện Yên Sơn ký kết giao ước thi đua.

Chiều 12/10, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái và huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị triển khai cụm liên kết về an ninh trật tự tại địa bàn giáp ranh và ra mắt mô hình “liên kết bảo đảm an ninh trật tự tại địa bàn giáp ranh” giữa xã các Yên Bình, xã Bạch Hà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái với xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Đại diện các nhà tài trợ trao học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Mù Cang Chải.

Trong 2 ngày 11 - 12/10, Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh đã tới thăm, tặng 220 suất học bổng tổng trị giá 220 triệu đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục