Môi trường sạch đẹp từ mô hình tổ tự quản

  • Cập nhật: Chủ nhật, 5/2/2023 | 10:36:16 AM

YênBái - Để góp phần hoàn thiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp tỉnh Yên Bái đã có nhiều cách làm sáng tạo để xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản. Tại nhiều địa phương các mô hình này đã nhận được sự đồng thuận hưởng ứng của người dân.

Mô hình tổ tự quản bảo vệ môi trường đã được xây dựng và nhân rộng trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Mô hình tổ tự quản bảo vệ môi trường đã được xây dựng và nhân rộng trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Từ nhiều năm nay, đã thành thông lệ đều đặn hàng tháng người dân bản Khinh, xã Thanh Lương, thị xã Nghĩa Lộ lại cùng nhau tổng vệ sinh môi trường ở khu dân cư. Không ai bảo ai, mỗi người một việc từ thu gom rác thải, phát quang cây bụi ven đường, khơi thông cống rãnh, vệ sinh đường làng, ngõ xóm đến chăm sóc, cắt tỉa các tuyến đường hoa.

Cùng tham gia dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, bà Hà Minh Liên - người dân bản Khinh cho biết, kể từ khi mô hình tổ tự quản được xây dựng, bà con trong thôn đã hình thành thói quen tham gia tổng vệ sinh môi trường. Định kì 1 tháng 2 lần, bà con trong thôn lại tập trung để dọn dẹp, vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Nhà nào ít thì một người, nhà nào đông thì vài người tham gia, tất cả đều nhiệt tình, trách nhiệm để làm cho đường làng, ngõ xóm phong quang, sạch đẹp.

Nói về hiệu quả của mô hình này, ông Bùi Đức Uyển - Trưởng ban Công tác Mặt trận bản Khinh cho biết, để góp phần hoàn thiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, Ban Công tác Mặt trận thôn đã chủ trì phối hợp với các tổ chức đoàn thể vận động đoàn viên, hội viên xây dựng và duy trì tổ tự quản bảo vệ môi trường. Ở các ngõ, xóm, các tổ liên gia tự quản được hình thành và giao trách nhiệm cho các thành viên Ban Công tác Mặt trận thôn phụ trách, tuyên truyền, vận động bà con cùng chung tay thực hiện.

Thời gian đầu việc triển khai thực hiện cũng gặp phải một số khó khăn, nhưng Ban Công tác Mặt trận thôn đã kiên trì vận động, tuyên truyền và gương mẫu đi đầu thực hiện, dần dần bà con hiểu được ý nghĩa và đồng lòng hưởng ứng. Qua thời gian, mô hình tổ tự quản bảo vệ môi trường đã được nhân dân trong thôn đồng tình, ủng hộ. Hiện nay bản Khinh đang duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của 5 tổ tự quản bảo vệ môi trường với mỗi tổ có từ 17- 25 hộ gia đình tham gia.

Theo ông Uyển, gắn với các mô hình "Ngày thứ Bảy cùng dân”, mô hình "Đường sáng, xanh, sạch đẹp”, mô hình "Nhà sạch, vườn đẹp” mỗi chi hội đoàn thể trong thôn gắn với các nhóm liên gia cùng thực hiện đoạn đường tự quản của các chi hội Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, chi đoàn Thanh niên.

Để làm tốt hơn việc thu gom rác, các chi hội đã tặng mỗi gia đình một sọt nhựa đựng rác, từ đó góp phần nhắc nhở người dân ý thức hơn trong việc cùng chung tay xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.

Cùng với bản Khinh, đến nay mô hình tổ tự quản bảo vệ môi trường đã được xây dựng, nhân rộng trên địa bàn tỉnh Yên Bái và nhận được sự tham gia tích cực của người dân. Như mô hình "Tổ tự quản bảo vệ môi trường" thôn Tân Thành, xã Đại Phác, huyện Văn Yên; Mô hình "Tổ tự quản bảo vệ môi trường" thôn 17, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên; mô hình " Tổ tự quản bảo vệ môi trường" thôn Bản Hốc, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn… Việc bảo vệ môi trường, phân loại rác thải tại nguồn đã được lồng ghép vào đánh giá tiêu chí thi đua của các gia đình văn hóa, thôn, tổ dân phố hàng năm.

Tại các huyện, thành thị, MTTQ và các đoàn thể tích cực vào cuộc vận động người dân giữ gìn vệ sinh môi trường với những việc làm cụ thể và thiết thực, như tổng vệ sinh môi trường vào ngày thứ Bảy hoặc Chủ nhật hàng tuần; tổ chức thu gom rác thải và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường; vận động nhân dân trồng cây xanh, đường hoa; lắp đặt điện chiếu sáng ở khu dân cư.

Theo thống kê, đến nay MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái đã xây dựng duy trì hơn 670 mô hình tổ tự quản về bảo vệ môi trường với trên 19.000 thành viên tham gia. 100% các gia đình thành viên trong tổ tự quản thực hiện tốt việc thu gom, phân loại rác thải tại nguồn, xây dựng các đoạn đường tự quản trồng hoa, tổ chức quét dọn đường làng ngõ xóm, khơi thông cống rãnh định kỳ.

(Theo Đại Đoàn Kết)

Các tin khác
Khách hàng đến chuẩn hóa thông tin thuê bao tại điểm giao dịch của Viettel ở Hà Nội.

Hôm nay (31/3) là hạn cuối để các thuê bao di động có thông tin chưa trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thực hiện chuẩn hóa. Từ ngày 1/4, các nhà mạng sẽ bắt đầu khóa một chiều với thuê bao sai thông tin.

Cán bộ Phòng Tư pháp huyện Trạm Tấu trao đổi kế hoạch triền khai công tác tuyên truyền pháp luật ở cơ sở.

Thông qua các hoạt động: phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; chứng thực, hộ tịch, hòa giải…, đội ngũ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch huyện Trạm Tấu đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân.

Đoàn viên thanh niên trong huyện tham gia làm nhà cho hộ ông Giàng A Thểnh - hộ nghèo ở bản Xéo Dì Hồ A, xã Lao Chải.

Hòa chung khí thế thi đua sôi nổi của tuổi trẻ trong tỉnh hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2023, trong những ngày tháng 3, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) huyện Mù Cang Chải đã nêu cao tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của tuổi trẻ thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực lập thành tích chào mừng 92 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Cán bộ, chiến sĩ Công an xã Phúc Sơn trao đổi với người dân, nắm bắt tình hình trong thôn bản.

Xã Phúc Sơn (thị xã Nghĩa Lộ) dân cư sống rải rác, địa bàn ngoài giáp ranh với xã Thạch Lương và Hạnh Sơn (thị xã Nghĩa Lộ) còn giáp ranh với các xã Pá Hu, Pá Lau, Trạm Tấu (huyện Trạm Tấu). Với vị trí địa lý đó, xã Phúc Sơn được xác định là địa bàn phức tạp về tình hình an ninh trật tự (ANTT), đặc biệt là ở khu vực giáp ranh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục