Từ ngày 1/3/2022 tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/2/2023 | 1:45:29 PM

Từ ngày 1/3/2023, tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố độc hại.

Mức bồi dưỡng bằng hiện vật từ 13.000 - 32.000 đồng/ngày

Theo Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố độc hại có hiệu lực từ ngày 1/3/2023, mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền như sau:

- Mức 1: 13.000 đồng (tăng 3.000 đồng);

- Mức 2: 20.000 đồng (tăng 5.000 đồng);

- Mức 3: 26.000 đồng (tăng 6.000 đồng);

- Mức 4: 32.000 đồng (tăng 7.000 đồng).

Đối với người lao động đủ điều kiện hưởng bồi dưỡng thì mức bồi dưỡng cụ thể theo từng nghề, công việc được quy định tại Phụ lục I của Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH và được áp dụng theo thời gian làm việc tương ứng như sau:

- Nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng;

- Nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng;

- Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên.

Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương thay cho hiện vật bồi dưỡng

Thông tư nêu rõ, việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca, ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm. 

Trường hợp người lao động làm công việc lưu động, phân tán, ít người hoặc các công việc khác có tổ chức lao động không ổn định mà không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ, người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. 

Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động.

Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (bao gồm cả việc đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.

Khuyến khích người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (13.000 đồng) đối với người lao động không làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định nhưng đang làm việc trong điều kiện lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

Bảo đảm cho người lao động được hưởng đầy đủ, đúng chế độ

Thông tư quy định, người sử dụng lao động phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường các thiết bị an toàn và vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động; khi chưa thể khắc phục được hết các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại thì phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngăn ngừa bệnh tật và bảo đảm sức khỏe cho người lao động.

Chỉ đạo bộ phận y tế cơ sở hoặc tham vấn ý kiến của chuyên gia về dinh dưỡng để xây dựng cơ cấu hiện vật dùng để bồi dưỡng phù hợp với việc thải độc, tăng cường sức đề kháng của cơ thể tương ứng với các mức bồi dưỡng, đồng thời phù hợp với từng vị trí việc làm, từng công việc cụ thể và sức khỏe của người lao động.

Nghiêm túc tổ chức việc bồi dưỡng bằng hiện vật, bảo đảm cho người lao động được hưởng đầy đủ, đúng chế độ theo quy định tại Thông tư này.

Các bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn triển khai các quy định tại Thông tư này đến các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc trách nhiệm quản lý.

Tổng hợp các nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật trên cơ sở đề nghị của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý và gửi hồ sơ đề nghị về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, quyết định, bao gồm các tài liệu sau: Biểu tổng hợp các nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật của ngành, địa phương theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu đo, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại làm căn cứ quyết định mức bồi dưỡng bằng hiện vật.

Các bộ ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức triển khai và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này đối với các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn theo chức năng, thẩm quyền được giao.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành công văn yêu cầu các đơn vị trực thuộc và BHXH các tỉnh, thành tăng cường triển khai các giải pháp, phấn đấu giảm số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp năm 2023 xuống mức thấp nhất.

Đoàn thanh niên Tòa án nhân dân tỉnh tuyên truyền pháp luật tại các phiên tòa lưu động.

Những năm qua, dưới sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, cùng với sự nỗ lực của các cấp bộ đoàn, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã có nhiều đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức, phù hợp với tâm lý, đặc điểm của đoàn viên và đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Lãnh đạo Tỉnh đoàn Yên Bái và Sở Nội vụ trao cờ lệnh và mũ cho các đội thanh niên tình nguyện.

Sáng 26/2, tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Yên Bái phối hợp cùng Sở Nội vụ tổ chức Khởi động Tháng thanh niên năm 2023 với chủ đề “Tuổi trẻ Yên Bái tiên phong chuyển đổi số”.

Đến nay cả nước mới hoàn thành hơn 300 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị và nhà ở công nhân khu công nghiệp, với khoảng 155.000 căn.

Nhiều bài báo dẫn ý kiến của không ít chuyên gia cho rằng, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nhà ở xã hội sẽ là "Điểm nổ", tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục