Gỡ vướng mắc còn tồn tại khi bỏ sổ hộ khẩu giấy

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/3/2023 | 9:20:30 AM

Câu chuyện người dân “chưa kịp mừng lại lo” khi bỏ hộ khẩu giấy vừa qua, đòi hỏi cơ quan quản lý phải thực hiện thực chất hơn nữa, sớm đầu tư, kết nối hạ tầng dữ liệu đồng bộ, để người dân không còn phải ngược xuôi vì thủ tục hành chính.

Hà Nội yêu cầu cán bộ, công chức không yêu cầu người dân phải xuất trình, nộp sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy khi tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính
Hà Nội yêu cầu cán bộ, công chức không yêu cầu người dân phải xuất trình, nộp sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy khi tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính

Nguyên nhân của việc nhiều nơi người dân vẫn bị yêu cầu xác nhận nơi cư trú, thậm chí đòi sổ hộ khẩu khi làm các thủ tục hành chính là do tính liên thông, đồng bộ dữ liệu giữa các đơn vị, ngành, địa phương gần như chưa có.

Ngay bản thân người viết, đôi khi vào cổng dịch vụ công quốc gia, cổng VneiD theo tài khoản, mật khẩu đã xác lập nhưng nhiều lúc cũng rất khó khăn và báo lỗi liên tục.

Tình trạng này chắc chắn đã xảy ra với nhiều người hiện nay mỗi khi khai báo cũng như làm các thủ tục hành chính.

Riêng với công dân không rành về công nghệ thông tin, chưa cài đặt các app để tự khai báo, các ứng dụng này hoàn toàn xa lạ. Mỗi khi họ tìm đến các cơ quan công quyền, để hỗ trợ, cán bộ công chức khi tiếp nhận sẽ phải làm thay; vừa nhập dữ liệu khai báo giúp người dân vừa xử lý kết quả. Thời gian vì thế sẽ kéo dài gấp hai đến ba lần.

Đó là chưa kể, bản thân công chức viên chức cũng chưa được phép truy cập vào cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia; trong khi hầu hết các xã, phường lại không có thiết bị đọc mã QR cũng như đọc thẻ chíp trên cước công dân nên không đủ cơ sở để chứng thực, xác thực vào thủ tục hành chính cho người dân.

Tình trạng đòi giấy xác nhận cư trú, thậm chí là hộ khẩu giấy vẫn tiếp tục xảy ra. Các thủ tục hành chính của người dân khi làm giấy đăng ký kết hôn, xác nhận độc thân; hay làm thủ tục khai sinh; xin cấp phép điện nước; xác nhận nơi đăng ký thường trú, tạm trú vẫn tiếp tục vướng mắc; nhiều chuyện cười ra nước mắt. Dù hộ khẩu giấy, giấy xác nhận nơi cư trú đã chính thức khai tử.         

Rõ ràng, việc sử dụng chung về dữ liệu dân cư quốc gia; các dịch vụ hành chính công vẫn chưa được sử dụng thông suốt giữa các cơ quan hành chính nhà nước, nhất là cấp cơ sở. Các công cụ lưu trữ, quản lý hồ sơ số của công dân để giúp cán bộ công chức xử lý được mạnh dạn, chắc tay, yên tâm gần như chưa có. Đó là chưa kể, tình trạng ngẽn mạng, không tương thích giữa các phần mềm liên tục xảy ra; khiến thủ tục hành chính của người dân vì thế vẫn bị” quay vòng vòng” và chậm dù đã được điện tử hóa, số hóa một phần.         

Vấn đề mấu chốt ở đây, là sự xác thực, tính chính xác trong môi trường số; sự liên thông thông suốt giữa các bộ, ngành, địa phương về dữ liệu phải sớm được thực hiện. Khi đó, chỉ cần một và thao tác trên máy vi tính hoặc các thiết bị điện thoại thông minh, người tiếp nhận hồ sơ sẽ nắm khá chi tiết về nhân thân của người nộp; để đưa ra các quyết định giải quyết kịp thời. Điều này hiện đã được một số ngành thực hiện khá tốt.

Đơn cử như ngành ngân hàng. Khi các ngân hàng có sự đồng bộ, liên kết, mọi giao dịch của người dân, dù liên quan đến tài khoản, tiền tệ nhưng đều đảm bảo tính chính xác và đảm bảo an toàn, rất ít sai sót. Và khi cần truy xuất, kiểm tra chu trình thực hiện,tổ chức ngân hàng hoặc người sử dụng dịch vụ hoàn toàn có thể tự thao tác trên môi trường điện tử mà không cần phải tới tận nơi, tiếp xúc trực tiếp.

Đây là kinh nghiệm quý để áp dụng vào trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân một khi mỗi công dân đều có mã định danh điện tử và căn cước công dân có gắn chíp, có cấp một số tài khoản suốt đời.

(Theo VOV)

Các tin khác
Hôm nay, ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng diện rộng (Ảnh minh họa

Hôm nay ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 37 độ, có nơi trên 37 độ.

Lãnh đạo Sở Tư pháp  - Tòa án nhân dân tỉnh ký kết Kế hoạch phối hợp về người thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL) trực tại Tòa án nhân dân 2 cấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Việc thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL) khi tiến hành tố tụng sẽ góp phần bảo đảm tiếp cận TGPL kịp thời trong tố tụng cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thuộc diện TGPL, đặc biệt phù hợp với người dưới 18 tuổi.

Rừng được xem là nhân tố sống còn đối với cuộc sống con người.

“Thống kê của Liên Hợp quốc cho thấy, 75% bệnh truyền nhiễm từ động vật và thường xuất hiện khi rừng bị tàn phá…”. Đây là thông tin được đề cập đến tại Diễn đàn Ngày Quốc tế về rừng do Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn) phối hợp tổ chức sáng 21/3.

Tiễn công dân lên đường nhập ngũ tại Lễ giao nhận quân thị xã Nghĩa Lộ năm 2023.

Những năm qua, cùng với chú trọng phát triển kinh tế - xã hội, Thị ủy, UBND thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp tăng cường quốc phòng - an ninh (QP-AN).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục