Yên Bái chủ động hỗ trợ thúc đẩy thực hiện Dự án 8

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/8/2023 | 7:36:40 AM

YênBái - Yên Bái đã và đang nỗ lực triển khai Dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ((DTTS&MN).

Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh Hoàng Phương Thúy (bên phải) hướng dẫn các học viên thảo luận nhóm tại lớp tập huấn xây dựng địa chỉ tin cậy tại cộng đồng cho đội ngũ cán bộ huyện, xã huyện Trấn Yên, Yên Bình.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh Hoàng Phương Thúy (bên phải) hướng dẫn các học viên thảo luận nhóm tại lớp tập huấn xây dựng địa chỉ tin cậy tại cộng đồng cho đội ngũ cán bộ huyện, xã huyện Trấn Yên, Yên Bình.


Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với đồng chí Hoàng Phương Thúy - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh, Trưởng ban Ban Điều hành Dự án 8 tỉnh xung quanh việc triển khai Dự án.

P.V: Xin đồng chí cho biết, Hội LHPN tỉnh thời gian qua đã triển khai Dự án 8 như thế nào, kết quả đạt được đến nay?

Đồng chí Hoàng Phương Thúy: Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2022, gồm 10 dự án thành phần, trong đó giao Hội LHPN Việt Nam chủ trì Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào DTTS&MN”. 

Tại Yên Bái, Dự án 8 được triển khai tại 59 xã, 55 thôn đặc biệt khó khăn của các huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên và thị xã Nghĩa Lộ. Đối tượng thụ hưởng Dự án là phụ nữ và trẻ em gái tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn với mục tiêu chung là nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới; chăm lo, giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. 

Dự án 8 triển khai trên địa bàn tỉnh đặt ra các chỉ tiêu: thành lập 314 tổ truyền thông cộng đồng; thành lập mới 32 địa chỉ tin cậy cộng đồng; củng cố, thành lập mới 65 Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi”; tổ chức 156 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản được tổ chức tại địa bàn đặc biệt khó khăn; 50 cán bộ nữ DTTS  được nâng cao năng lực phù hợp; 17 tổ/nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ (tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã) ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và kết nối thị trường; 80% phụ nữ DTTS có tỷ lệ sinh con tại nhà cao được tuyên truyền, vận động, tư vấn và tiếp cận với dịch vụ sinh đẻ an toàn. 

Triển khai thực hiện Dự án 8, Hội LHPN tỉnh đã thành lập Ban Điều hành, tổ giúp việc do cơ quan Hội LHPN tỉnh chủ trì thực hiện... Hội đã có văn bản gửi cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã thực hiện dự án chỉ đạo, tạo điều kiện để thành lập Ban điều hành dự án tại các huyện, thị xã; đồng thời có văn bản chỉ đạo Hội LHPN cấp huyện tham mưu cho UBND địa phương thành lập Ban điều hành… 

Quá trình triển khai thực hiện, Hội đã chủ động phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ngành liên quan để thống nhất xây dựng các nội dung hoạt động, đề xuất nhu cầu vốn hàng năm; phối hợp với Sở Tài chính tỉnh hướng dẫn triển khai thực hiện những quy định về tài chính, đặc biệt là những nội dung trong Thông tư số 15 của Bộ Tài chính. Hội LHPN tỉnh đã ban hành kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể cho từng huyện, thị xã địa bàn dự án… 

Với 4 nội dung của Dự án, đến nay, Yên Bái đã đạt được những kết quả nhất định: đã thành lập được 224 tổ truyền thông cộng đồng, 12 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, tổ chức 3 cuộc đối thoại chính sách cấp xã, hỗ trợ 1 tổ nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận với các dịch vụ kinh tế thương mại, quảng bá sản phẩm, kết nối thị trường trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa; tổ chức 6 lớp tập huấn nâng cao năng lực, hướng dẫn vận hành và quản lý tổ truyền thông cộng đồng; 3 lớp đối thoại chính sách, 9 lớp thành lập, vận hành địa chỉ tin cậy tại cộng đồng cho đội ngũ cán bộ huyện, xã triển khai dự án và cho các thành viên tổ truyền thông tại thôn, bản. Các tổ truyền thông cộng đồng, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng đã tổ chức được 75 cuộc truyền thông, hội thi với những nội dung thiết thực với phụ nữ và trẻ em...

P.V: Hội LHPN tỉnh có các giải pháp gì để đạt mục tiêu Dự án đặt ra?

Đồng chí Hoàng Phương Thúy:  Để đạt mục tiêu, chỉ tiêu Dự án 8 đặt ra, Hội LHPN tỉnh luôn chủ động nắm bắt những khó khăn, hạn chế từ cấp huyện để có những giải pháp hỗ trợ tháo gỡ; tổ chức giao ban giữa các cơ quan liên quan trong việc triển khai để cùng nhau trao đổi tháo gỡ các khó khăn, tồn tại; xây dựng kế hoạch bám sát vào các mục tiêu, chỉ tiêu của Dự án, đồng thời căn cứ thực tế tại các địa phương để xây dựng chương trình hoạt động hiệu quả; phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường sử dụng Internet, mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền. 

Đối với đội ngũ cán bộ các cấp, tổ chức các khóa tập huấn nâng cao về quản lý, triển khai thực hiện Dự án. Đối với cộng đồng, người dân, chú trọng tăng cường các hoạt động tại cộng đồng có tính tương tác cao với người tham gia; huy động sự tham gia của thành phần nam giới trong các hoạt động Dự án; tăng cường nắm bắt, hỗ trợ giải quyết những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở; tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát trực tiếp tại địa phương.

P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí! 

Thu Hạnh (thực hiện)

Tags Yên Bái Dự án 8 bình đẳng giới Mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số

Các tin khác
Cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ từ ngày 15/8/2023.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 127/NQ-CP ngày 14/8/2023 về việc áp dụng cấp thị thực điện tử cho công dân các nước, vùng lãnh thổ; các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử.

Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội mới trong sáng nay 18/4.

Trong ngày đầu tiên điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp có hiệu lực, 100% người hưởng qua ATM đã nhận được mức lương mới, cơ quan bưu điện cũng đang chi trả cho người lĩnh trực tiếp.

Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 121 tham gia dọn dẹp, vệ sinh đường giao thông cùng người dân.

Cùng với công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, thời gian qua, Đảng ủy, Chỉ huy Trung đoàn 121, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã làm tốt công tác dân vận, thường xuyên tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ tham gia lao động xây dựng nông thôn mới tại địa phương nơi đóng quân.

Lớp đào tạo, bồi dưỡng du lịch cộng đồng của Trường Cao đẳng Yên Bái được tổ chức tại thị xã Nghĩa Lộ.

Đào tạo nghề cho lực lượng lao động ở nông thôn được xem là một trong những giải pháp thiết thực tạo điều kiện cho lao động thay đổi tư duy, nâng cao tay nghề để dễ tìm công việc phù hợp, có thu nhập ổn định. Đây cũng là một trong những cách giúp tăng thu nhập bền vững cho người dân là nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục