Phấn đấu giải quyết nhà ở cho trên 18.300 hộ dân tộc thiểu số nghèo

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/9/2023 | 4:32:54 PM

Việt Nam tích cực thực hiện cam kết với quốc tế trong việc đảm bảo quyền có nhà ở cho người dân tộc thiểu số đã được ghi nhận trong Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc mà Việt Nam đã tham gia từ năm 1982.

Nguồn lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần giúp Yên Bái thực hiện mục tiêu đến năm 2025, những hộ nghèo, cận nghèo có nhà ở dột nát, xuống cấp, không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nhà ở theo quy định sẽ được hỗ trợ sửa chữa hoặc làm nhà mới
Nguồn lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần giúp Yên Bái thực hiện mục tiêu đến năm 2025, những hộ nghèo, cận nghèo có nhà ở dột nát, xuống cấp, không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nhà ở theo quy định sẽ được hỗ trợ sửa chữa hoặc làm nhà mới

Theo thống kê của các địa phương, ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi của cả nước hiện vẫn còn 18.338 căn nhà ở cần được hỗ trợ.

Do vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025 (Chương trình) đã thiết kế Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, với mục tiêu: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn chưa có nhà ở hoặc có nhà ở tạm, dột nát được hỗ trợ xây dựng nhà ở đảm bảo "3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng) phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

Tiêu chí "3 cứng” nhằm đảm bảo cho các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Việc giải quyết dứt điểm vấn đề nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại xã, thôn đặc biệt khó khăn chưa có nhà ở hoặc có nhưng nhà ở dột nát, tạm bợ nhằm thực hiện chủ trương nhân văn của Đảng, Nhà nước ta là giúp đồng bào "an cư lạc nghiệp”, đồng thời thực hiện cam kết với quốc tế trong việc đảm bảo quyền có nhà ở cho người dân đã được ghi nhận trong Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) mà Việt Nam đã tham gia từ năm 1982.

*** Năm 2023, tỉnh Yên Bái đã ban hành Đề án hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, tỉnh lồng ghép nguồn lực thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), ngân sách tỉnh và nguồn xã hội hóa để triển khai hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Trong đó, ngoài số nhà được hỗ trợ từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững là 2.191 nhà, tỉnh Yên Bái còn hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn xã hội hóa làm 831 nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo không thuộc diện hỗ trợ từ các chương trình MTQG, đồng thời bổ sung thêm kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn xã hội hóa tăng mức hỗ trợ làm nhà.

Do đó, mức hỗ trợ làm nhà của tỉnh Yên Bái cũng cao hơn mức hỗ trợ từ Trung ương (Trung ương hỗ trợ 40 triệu đồng/nhà làm mới, 20 triệu đồng/nhà sửa chữa; tỉnh Yên Bái hỗ trợ 50 triệu đồng/nhà làm mới, 25 triệu đồng/nhà sửa chữa; riêng tại 2 huyện nghèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải, mức hỗ trợ là 60 triệu đồng/nhà làm mới, 30 triệu đồng/nhà sửa chữa).

Năm 2023, theo kế hoạch Đề án, Yên Bái dự kiến hỗ trợ làm mới và sửa chữa 1.598 nhà, trong đó làm mới 1.305 nhà, sửa chữa 293 nhà.

Ngân sách trung ương thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 hỗ trợ làm mới 828 nhà, kinh phí 33.120 triệu đồng; còn lại là vốn thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, ngân sách tỉnh và nguồn huy động hợp pháp khác.

T.T- ĐCSVN

Các tin khác
Thanh niên ở Hà Nội lên đường nhập ngũ đầu năm 2023

Bộ Quốc phòng đã trả lời ý kiến của cử tri kiến nghị tiếp tục tạm hoãn nghĩa vụ quân sự khi học liên thông đại học.

Với quy mô 100 triệu dân, Việt Nam có đủ yếu tố cho tăng trưởng dài hạn là cơ hội cho doanh nghiệp trong nước và cũng là niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài khi chọn Việt Nam để làm ăn lâu dài.

Trong ngày khai giảng (5-9) năm học 2023 - 2024, ở miền Bắc buổi sáng có mưa rào và dông rải rác, các khu vực khác không mưa trong buổi sáng

Trong ngày khai giảng (5-9) năm học 2023 - 2024, ở miền Bắc buổi sáng có mưa rào và dông rải rác, miền Nam mưa vào chiều tối.

Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam chính thức cán mốc 100 triệu dân vào tháng 4/2023

“Thời kỳ dân số vàng là cơ hội hiếm hoi để các quốc gia cất cánh về kinh tế. Việt Nam cần chớp thời cơ để phát triển, vì cơ hội này sẽ không quay trở lại, nếu có phải ít nhất 100 - 200 năm sau”, ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê) nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với phóng viên báo chí.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục