Dự án thiết thực với nhà nông

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/4/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Ngồi trong ngôi nhà cấp 4 khang trang sạch sẽ với các đồ vật được bố trí hợp lý, ông Phạm Huy Lãng - thôn 6, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình kể: Cách đây khoảng một năm, không chỉ gia đình ông mà nhiều hộ gia đình ở trong xã còn luộm thuộm lắm. Bếp ăn của gia đình chỗ này để chai nước mắm, chỗ kia để lọ mì chính, lọ bột canh đen thui chẳng phân biệt là những lọ gì, nhiều khi có khách vội nấu nướng lúc ăn cứ mặn chát.

(Ảnh minh hoạ). (Ảnh: Thành Trung).
(Ảnh minh hoạ). (Ảnh: Thành Trung).

Do không hiểu nhiều về hoá chất và các máy móc phục vụ nông nghiệp nên nhiều khi phun thuốc trừ sâu cho chè, lúa về tiện tay lại để lọ thuốc lên nóc chuồng gà, khi gà chết lại cho là bị cúm, bị rù... Dụng cụ lao động như cuốc, dao, cưa, để lộn xộn khi muốn tìm để làm việc rất mất thời gian. Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm làm gần nhà, gần nguồn nước ăn của gia đình...

Nhận thấy những nguy cơ đe doạ sự an toàn và sức khoẻ của người lao động ở nông thôn đang ngày càng gia tăng, bao gồm: tai nạn máy móc, tiếp xúc với hoá chất, sử dụng điện không an toàn... Tháng 11 năm 2006, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức lớp tập huấn về chương trình an toàn vệ sinh trong lao động nông nghiệp nông thôn (gọi tắt là WIND).

Chương trình WIND được áp dụng như là phương pháp huấn luyện cho nông dân những chuyên đề kỹ thuật cất giữ và vận chuyển nguyên vật liệu, thiết kế nơi làm việc, an toàn máy móc, môi trường tự nhiên và loại trừ các hoá chất độc hại… Dự án giúp nông dân xây dựng năng lực quản lý những nguy cơ về an toàn và vệ sinh lao động cho chính mình.

Ông Phạm Quang Hưng- Chủ tịch UBND xã Thịnh Hưng - Yên Bình cho biết: "Là một xã có đến 90% dân sống bằng sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống của nhân dân trong những năm gần đây tuy có được cải thiện nhưng còn gặp nhiều khó khăn do đất đai sản xuất thiếu, trình độ canh tác còn nhiều bất cập.

Ngoài ra, còn một yếu tố là người dân chưa chịu khó để tìm ra những biện pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc dẫn đến năng suất, chất lượng và hiệu quả chưa cao, cảnh quan môi trường sống chưa sạch sẽ, gọn gàng.

Vì vậy, khi chương trình triển khai, chúng tôi nhận thấy đây là dịp tốt để nâng cao điều kiện học tập, trao đổi để tìm ra những cái hay, dễ làm, hiệu quả nhất để cải thiện điều kiện làm việc cũng như sinh hoạt gia đình.

Theo đó xã cử 20 tình nguyện viên là cán bộ Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh... làm hạt nhân của phong trào. Đây là những cán bộ vừa có tinh thần trách nhiệm vừa nhiệt tình công tác, có khả năng tuyên truyền vận động để tổ chức thực hiện ở các chi hội và khu dân cư của mình.

Từ những kiến thức tiếp thu được từ lớp tập huấn, các tình nguyện viên đã tổ chức được 20 lớp qui mô nhỏ cho 101 hộ nông dân trong xã. Các học viên được học kỹ thuật sắp xếp và vận chuyển nông sản; dụng cụ lao động và nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp; phòng chống tai nạn do điện và an toàn máy nông nghiệp; bảo vệ môi trường tự nhiên và sử dụng hoá chất an toàn.

Trao đổi với chúng tôi tại buổi hội thảo, anh Lê Đức Thành- Chi hội 1 phấn khởi nói: "Qua tập huấn mọi người đều có chung một suy nghĩ: đây là một việc làm rất đơn giản, dễ làm, ít tốn kém tiền bạc, giảm nặng nhọc, hợp lý trong sinh hoạt gia đình, an toàn trong lao động sản xuất. Vậy mà lâu nay sao mình không nghĩ ra mà làm?".

Sau một thời gian triển khai dự án, nhiều người đã tự nguyện đăng ký ít nhất 3 việc làm ngay trong thời gian ngắn và 2 việc làm trong thời gian 1-3 tháng, đồng thời sẽ là hạt nhân để tuyên truyền cho bà con nông dân chưa có điều kiện được học tập cùng làm. Hàng tuần các tình nguyện viên đều dành thời gian mời các hộ đã tham gia trao đổi những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai.

Kết thúc giai đoạn 1 các tình nguyện viên đã kiểm tra lại toàn bộ nội dung đã được học; 100% việc ngắn hạn đã làm xong, 80% việc làm dài hạn đã hoàn thành. Từ những chuyển biến trên đã tạo ra cho mỗi gia đình có môi trường sinh hoạt sạch sẽ, gon gàng ngăn nắp hơn, đường đi lối lại trong ngõ xóm bằng phẳng, thông thoáng; các công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ, vệ sinh hơn; hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng cẩn thận, an toàn.

Việc đưa chương trình vệ sinh an toàn lao động trong nông dân là rất cần thiết, phù hợp với thực trạng nông thôn hiện nay, tạo cho mọi người tự liên hệ, suy nghĩ sáng tạo để cải thiện đời sống sinh hoạt cũng như điều kiện làm việc của gia đình mình. Mong rằng, trong thời gian tới nhiều địa phương khác trong tỉnh cũng làm tốt công tác này.

Quang Thiều 

Các tin khác
(Ảnh: Lê Phiên)

YBĐT - Ngày 24/4 Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai ủy thác cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách năm 2007. Đồng chí Nguyễn Văn Ngọc - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban đại diện Ngân hàng CSXH Yên Bái đã đến dự.

Các giáo viên tham dự hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, bậc học mầm non.

YBĐT – 24/4, Hội thi giáo viên dạy giỏi bậc mầm non tỉnh Yên Bái năm 2007 đã được chính thức khai mạc. Dự hội thi năm nay có sự góp mặt của 64 giáo viên đến từ 9/9 huyện, thị, thành phố trong tỉnh (ở tất cả các loại hình giáo dục mầm non gồm: công lập, bán công, dân lập và tư thục).

Chị Lương Thị Xuân thôn Đồng Đao,
xã Đại Đồng chăm sóc đàn lợn con.

YBĐT - Khi mới ra ở riêng, gia đình chị Lương Thị Liên ở thôn Hương Lý, xã Đại Đồng, huyện Yên Bình là một trong những hộ nghèo vì không có nguồn thu nhập ổn định. Sau hơn mười năm, với sự chăm chỉ làm ăn biết tính toán và sự hỗ trợ vốn vay, kinh nghiệm sản xuất của Hội Phụ nữ xã, gia đình chị đã có cuộc sống ổn định nhờ chăn nuôi gia súc, gia cầm.

YBĐT - * Tăng cường công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông

Từ đầu năm tới nay, Công an thành phố đã xây dựng 5 kế hoạch ra quân, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong các ngày lễ lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục