Yên Bình bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên hồ Thác Bà

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/10/2023 | 4:49:14 PM

YênBái - Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên hồ Thác Bà, huyện Yên Bình đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra gắn với đẩy mạnh tuyên truyền người dân không đánh bắt "tận diệt" thủy sản, đồng thời thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển nghề nuôi cá góp phần giữ cân bằng hệ sinh thái và tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân.

Đoàn kiểm tra của xã Mông Sơn, huyện Yên Bình tiến hành tịch thu lưới mắt nhỏ.
Đoàn kiểm tra của xã Mông Sơn, huyện Yên Bình tiến hành tịch thu lưới mắt nhỏ.

Với anh Hoàng Ngọc Luận ở thôn Làng Na, xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình, nghề nuôi trồng thủy sản là nghề chính góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định cho gia đình nhiều năm nay. Anh Luận nhận thấy hồ Thác Bà là nguồn cung cấp thủy sản lớn cho người dân trong vùng nên có lúc anh đã dựng 4 khung vó đèn mắt nhỏ (một loại ngư cụ bị cấm trong đánh bắt thủy sản - PV) để khai thác thủy sản, tăng thêm nguồn thu cho gia đình mà không hiểu được tác hại của việc đánh bắt tận diệt. Sau khi được UBND xã Phúc Ninh tuyên truyền, vận động, anh Luận đã tự nguyện tháo dỡ, cam kết không tái phạm và tập trung vào nuôi 10 lồng cá trên hồ Thác Bà của gia đình. 

Anh Luận chia sẻ: "Những năm gần đây, tình trạng khai thác thủy sản trái phép trên hồ Thác Bà diễn ra khá phổ biến, khiến nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Một số loại các như: cá mương, thiểu gù, tôm cũng dần cạn kiệt. Tôi cũng đã từng sử dụng vó đèn mắt nhỏ để đánh bắt cá, tuy nhiên, sau khi  nhận thức được nguồn thủy sản dần cạn kiệt, tôi đã không sử dụng vó đèn vào đánh bắt và chuyển sang tập trung nuôi cá lồng”.  

Theo bà Hoàng Thị Tám - Phó Chủ tịch UBND xã, Phúc Ninh là địa phương có nguồn lợi thủy sản phong phú khi có trên 1.000ha mặt nước thuộc hồ thủy điện Thác Bà. Tuy vậy, việc quản lý hoạt động đánh, bắt thủy sản thủy sản theo cách tận diệt còn gặp nhiều khó khăn do nhiều trường hợp sử dụng vó đèn trong đánh bắt. Địa phương cũng nhiều lần tổ chức các đoàn tuần tra, kiểm soát, tập trung vào thời điểm ban đêm để xử lý các trường hợp vi phạm. Cũng đã có nhiều trường hợp bị phát hiện, xử phạt, tịch thu phương tiện đánh bắt. 

Để xử lý  triệt để hơn nữa tình trạng tận diệt thủy sản, vừa qua, xã Phúc Ninh đã thực hiện đợt cao điểm tuyên truyền, vận động người dân không sử dụng các hình thức đánh bắt tận diệt thủy sản thông qua các buổi họp thôn; tổ chức các đoàn công tác đến từng hộ ngư dân để tuyên truyền, vận động và yêu cầu ký cam kết không đánh bắt tận diệt.


Đoàn kiểm tra xã Phúc Ninh tiến hành tháo dỡ bộ khung vó đèn trên hồ Thác Bà. 

Qua rà soát trên địa bàn huyện Yên Bình, lực lượng chức năng đã phát hiện 89 vó đèn mắt nhỏ, thường đánh tận diệt nguồn lợi thủy sản và cản trở việc đi lại của tàu thuyền ở các xã Phúc Ninh, Ngọc Chấn, Mông Sơn, Yên Thành… Từ ngày 29/9 đến nay, huyện Yên Bình đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để tuần tra, kiểm soát, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái, an ninh trật tự, an toàn xã hội trên vùng hồ Thác Bà. Cùng đó, các xã, thị trấn có diện tích mặt nước hồ Thác Bà thành lập các đoàn tuần tra, kiểm soát tại địa phương, tập trung vào thời điểm ban đêm khi hoạt động đánh bắt tận diệt diễn ra mạnh. 

Sau 3 đợt ra quân quyết liệt, đoàn kiểm tra của huyện và các địa phương đã thu giữ 5 vó lưới mắt nhỏ, tiêu hủy tại chỗ 1 vó lưới, tháo dỡ 83 bộ khung vó đèn và vận động các hộ vi phạm tự giác tháo dỡ 2 vó cọc. Các xã, thị trấn vận động trên 1.000 người dân ký cam kết không sử dụng chất kích nổ, kích điện, vó lưới mắt nhỏ kết hợp với ánh sáng đèn và các hình thức khai thác hủy diệt khác để đánh bắt thủy sản. 
Gia đình ông Nguyễn Văn Chương ở thôn Tân Minh, xã Mông Sơn - một hộ dân được chính quyền, địa phương hỗ trợ phát triển mô hình nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà chia sẻ: "Trước kia sống bằng nghề đánh bắt trên hồ, thu nhập của gia đình bấp bênh, bởi đánh bắt lúc được lúc không. Từ khi được Nhà nước hỗ trợ 6 lồng cá, gia đình tôi bắt đầu nuôi cá trên hồ. Khi đó, các cán bộ khuyến nông thường xuyên đến hỗ trợ, giúp đỡ về kỹ thuật chăn nuôi cá, rồi hỗ trợ thuốc phòng, chữa bệnh cho cá nên gia đình tôi cũng dần quen với nghề mới, chăn nuôi hiệu quả, thu nhập ổn định hơn trước nhiều”. 

Ông Đỗ Xuân Thịnh - Chủ tịch UBND xã Mông Sơn cho biết, song song với việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đánh bắt, tận diệt nguồn lợi thủy sản trên hồ Thác Bá, xã đã vận dụng các chủ trương, chính sách, nghị quyết của huyện, tỉnh và trung ương để giúp người dân phát triển chăn nuôi thủy sản trên hồ. 

Đặc biệt, cán bộ xã thường xuyên xuống các hộ tuyên truyền, hướng dẫn người dân làm thủ tục, hồ sơ để được nhận hỗ trợ thực hiện mô hình nuôi cá lồng, nuôi cá eo ngách... và phổ biến người dân các biện pháp đánh bắt thủy sản hợp pháp. Hiện nay, xã có 15 hộ đang phát triển mô hình nuôi cá trên hồ Thác Bà với tổng số gần 200 lồng cá, thu nhập trung bình của các hộ từ 300 đến 400 triệu đồng/năm. 

Là địa phương có diện tích mặt nước lớn, đặc biệt là mặt nước hồ Thác Bà, huyện Yên Bình đã xác định xây dựng quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Ngay từ đầu năm 2023, huyện đã phát động, ra quân thả trên 30 nghìn cá giống các loại để bổ sung nguồn lợi thủy sản cho hồ Thác Bà. Thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản và dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cá nuôi trên hồ Thác Bà, huyện Yên Bình hiện có trên 1.900 lồng cá và  828 ha nuôi cá đang được duy trì, sản lượng duy trì từ 7.000 - 8.000 tấn/năm.

Với sự nỗ lực của các cấp các ngành, địa phương cùng sự đồng thuận của người dân, huyện Yên Bình đang lan tỏa ý thức bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản trên hồ gắn với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học cho quê hương, để người dân hình thành nên các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung an toàn, ổn định, bền vững trên cơ sở đảm bảo môi trường cảnh quan đa dạng trên vùng hồ Thác Bà, góp phần phát triển kinh tế, gắn với phát triển du lịch sinh thái, tạo sinh kế cho người dân mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hoài Văn

Tags Hồ Thác Bà thủy sản đánh bắt Yên Bình

Các tin khác
Ảnh minh họa

Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được ban hành nhằm mục đích xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trao tặng xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở thị xã Nghĩa Lộ từ nguồn Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh.

Nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để trẻ em được bảo vệ, chăm sóc và được bảo đảm các quyền cơ bản, nhất là trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành trên địa bàn tỉnh luôn chú trọng công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ. Phóng viên (PV) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội về vấn đề này.

Cán bộ Bảo hiểm xã hội huyện Lục Yên tuyên truyền chính sách bảo hiểm tới các doanh nghiệp trên địa bàn.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Lục Yên đã triển khai nhiều giải pháp, đa dạng các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người lao động, người dân về các chính sách, lợi ích của BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm tự nguyện…. góp phần tăng nhanh tỷ lệ người tham gia BHXH, BHYT.

Hội HTGĐLS tỉnh cùng chính quyền địa phương huyện Văn Chấn và nhà tài trợ Công ty cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền Phong Hải Phòng trao tiền hỗ trợ và quà cho bà Hoàng Thị Thơ.

Vừa qua, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ (HTGĐLS) tỉnh Yên Bái phối hợp với chính quyền xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn và xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên cùng đơn vị tài trợ là Công ty cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền Phong Hải Phòng tổ chức khánh thành, bàn giao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho 2 gia đình chính sách khó khăn về nhà ở với tổng số tiền 120 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục