Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/11/2023 | 2:05:38 PM

Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt đưa ra nhận diện tối đa chủng loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân và phân loại thành 3 nhóm chất thải chính theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 gồm: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác.

Phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Thọ Nghiệp (Xuân Trường, Nam Định). Ảnh minh họa
Phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Thọ Nghiệp (Xuân Trường, Nam Định). Ảnh minh họa

Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), thực hiện khoản 5 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT về việc hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt.

Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt đưa ra nhận diện tối đa chủng loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân và phân loại thành 3 nhóm chất thải chính theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 gồm: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác. 

Trong đó, chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chia thành 8 nhóm nhỏ gồm: giấy thải; nhựa thải; kim loại thải; thủy tinh thải; vải, đồ da; đồ gỗ; cao su; thiết bị điện, điện tử thải bỏ. Chất thải thực phẩm được chia thành 2 nhóm nhỏ gồm: thức ăn thừa, thực phẩm hết hạn sử dụng; các loại rau, củ, quả, trái cây và các phần thải bỏ sau khi sơ chế, chế biến món ăn… các sản phẩm bỏ đi từ thịt gia súc, gia cầm; thủy, hải sản. Chất thải rắn sinh hoạt khác được chia thành 3 nhóm nhỏ gồm: chất thải nguy hại; chất thải cồng kềnh; chất thải khác còn lại.

Về tổ chức thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra các nội dung lưu ý UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi xem xét, ban hành quy định chi tiết về việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt; các hoạt động tuyên truyền, phổ biến và triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương.

Các địa phương cần lưu ý việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt nhằm thúc đẩy tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải, sản phẩm thải bỏ, tận dụng tối đa giá trị, kéo dài vòng đời của sản phẩm, vật liệu; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia chương trình tái chế, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thực hiện; giảm tối đa lượng chất thải phải xử lý. 

Các địa phương chú ý phân loại chất thải rắn sinh hoạt cần phù hợp với hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, công nghệ xử lý chất thải hiện có; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; phù hợp với nội dung quản lý chất thải trong các quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia; nguồn lực tài chính của địa phương. 

Các tỉnh, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân; triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt chậm nhất là ngày 31/12/2024.

YBĐT (Theo Báo tin tức)

Các tin khác
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn tham quan các gian trưng bày, giới thiệu việc làm tại Ngày hội việc làm năm 2023 kết nối doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người lao động.

Xác định tăng cường giải quyết việc làm sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững, những năm qua, công tác giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã nhận được sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.

Ông Giàng Chứ Ly chia sẻ niềm vui với các chiến sĩ công an xã về vụ mùa bội thu.

Nằm trên đỉnh đèo Khau Phạ, một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Tây Bắc, La Pán Tẩn từng là xã nghèo của huyện vùng cao Mù Cang Chải. Nơi đây một thời là “điểm nóng” về an ninh trật tự (ANTT). Thế nhưng, “miền đất của gió và mây” này đã chuyển mình mạnh mẽ, bản làng bình yên và cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây ngày một ấm no, hạnh phúc.

Nhờ sự quan tâm về công tác dân số, nhiều gia đình ở huyện Mù Cang Chải có điều kiện tốt để chăm sóc, nuôi dạy con cái. Hiện địa phương 100% trẻ trong độ tuổi đi học được đến trường.

Nhiều cặp vợ chồng trẻ sinh 2 con gái nhưng đã thực hiện biện pháp tránh thai. Đây là cái được trong chuyển biến nhận thức của không ít người cặp vợ chồng người Mông ở Mù Cang Chải, họ đã biết quan tâm đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng các biện pháp tránh thai và quan tâm nuôi dạy trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Đó là nhờ những nỗ lực của ngành y tế huyện.

Không khí lạnh tràn về, miền Bắc hứng mưa rào và dông rải rác. (Ảnh minh hoạ)

Hôm nay 6/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, khu vực này mưa rào, dông rải rác kèm thời tiết lạnh về đêm và sáng, vùng núi có nơi rét 16 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục