Chào mừng Hội nghị biểu dương người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái năm 2023

Những hạt nhân tiêu biểu trong cộng đồng các dân tộc Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/11/2023 | 7:42:02 AM

YênBái - Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là cầu nối giúp gắn kết "ý Đảng - lòng dân”. Họ đã phát huy vai trò, vị thế của mình trong cộng đồng và đáp ứng sự kỳ vọng, tin tưởng của Đảng, Nhà nước và các cơ quan trong hệ thống chính trị. Trong 5 năm qua, tỉnh đã công nhận 1.158 người có uy tín là đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng chí Giàng A Tông - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy trao bằng khen cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Hội nghị biểu dương người có uy tín trong các tôn giáo và đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2020 - 2023. Ảnh: Hoài Văn
Đồng chí Giàng A Tông - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy trao bằng khen cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Hội nghị biểu dương người có uy tín trong các tôn giáo và đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2020 - 2023. Ảnh: Hoài Văn


Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã tập trung ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, đời sống đồng bào các dân tộc đã có những bước cải thiện rõ nét, bộ mặt nông thôn miền núi đã có nhiều khởi sắc, nhất là về hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế...

Song, so với mặt bằng chung của tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn khó khăn. Khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển và thụ hưởng các dịch vụ xã hội so với các vùng miền khác còn khá lớn và chậm được rút ngắn. 

Đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn được tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức thấp so với bình quân chung cả nước. Đến cuối năm 2022, số hộ nghèo toàn tỉnh còn 28.443 hộ, chiếm tỷ lệ 12,92%; trong đó, số hộ nghèo dân tộc thiểu số là 24.693 hộ, chiếm tỷ lệ 86,81% trong tổng số hộ nghèo. 

Những thành quả đã đạt được nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở; trong đó, người có uy tín trong cộng đồng là một thí dụ điển hình.

Vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được phát huy, tích cực vào việc vận động nhân dân, gia đình, dòng họ thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; tham gia giải quyết nhiều vụ việc phức tạp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giữ vững quốc phòng - an ninh; tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc, động viên, khích lệ người có uy tín tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng.

Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là cầu nối giúp gắn kết "ý Đảng - lòng dân”. Họ đã phát huy vai trò, vị thế của mình trong cộng đồng và đáp ứng sự kỳ vọng, tin tưởng của Đảng, Nhà nước và các cơ quan trong hệ thống chính trị. 

Những năm qua, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy tốt vai trò là hạt nhân, nêu gương sáng không quản ngại khó khăn, "đi từng ngõ, gõ từng nhà", vận động bà con phòng chống dịch Covid-19, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; bài trừ hủ tục lạc hậu; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp; hòa giải, giải quyết tốt mọi vướng mắc, phát sinh trong cộng đồng dân cư; tạo sự đồng thuận, xây dựng thôn, bản đoàn kết, bình yên, phát triển, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, giúp đỡ nhau cùng phát triển, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trong 5 năm qua, tỉnh công nhận 1.158 người có uy tín là đồng bào dân tộc thiểu số (nam 1.082 người; nữ 76); trong đó, dân tộc Tày 292 người, Mông 180 người, Dao 171 người, Thái 100 người, Mường 39 người, Nùng 32 người, Kinh 29 người, Cao Lan 21 người, Giáy 3 người, Khơ Mú 4 người. 

Người có uy tín thường là già làng 211 người; trưởng dòng họ, tộc trưởng 95 người; trưởng thôn và tương đương 84 người; cán bộ hưu trí 184 người; chức sắc tôn giáo 2 người; thầy mo, thầy cúng 61 người; nhân sĩ, trí thức 1 người; doanh nhân, người sản xuất giỏi 11 người; thành phần khác 509 người. 

Do việc sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, số lượng thôn, bản, tổ dân phố biến có sự thay đổi. Hiện nay, UBND tỉnh công nhận 872 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhằm nâng cao năng lực và phát huy hơn nữa vai trò của người có uy tín tại các thôn, bản, giai đoạn 2018 - 2023, Ban Dân tộc tỉnh đã mở 33 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quốc phòng - an ninh, chính sách dân tộc và kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận động quần chúng cho 2.497 lượt người. 

Cấp huyện tổ chức 29 hội nghị phổ biến, cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tình hình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng - an ninh trật tự và kết quả thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đang thực hiện ở địa phương cho 2.292 lượt người có uy tín trên địa bàn. Chuyển phát đầy đủ, đúng định kỳ Báo Dân tộc & Phát triển, Báo Yên Bái đến 5.517 lượt người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức hàng nghìn lượt thăm hỏi, hỗ trợ, động viên nhân dịp tết Nguyên đán, khi người có uy tín ốm đau, hoạn nạn, thân nhân qua đời...
Bên cạnh đó, là trang bị phương tiện nghe, nhìn, thông tin liên lạc và biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với những người có uy tín đạt nhiều thành tích.


Người có uy tín trong cộng đồng phát huy vai trò, trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh ở cơ sở. 
 
Đánh giá của UBND tỉnh cho thấy, đại đa số người có uy tín đã phát huy tốt vai trò và thể hiện được trách nhiệm của mình trong công tác tuyên truyền, vận động. Từ sự trải nghiệm trong thực tiễn, người có uy tín có mối quan hệ mật thiết với nhân dân tại địa phương nơi sinh sống và những vùng dân cư lân cận; đã tích cực tham gia cùng với cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các cơ quan tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục và động viên con cháu, dòng họ, người dân sinh sống trên địa bàn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. 

Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, mong muốn cống hiến cho gia đình và xã hội; nhiều người có uy tín là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, động viên con, cháu, vận động nhân dân trong thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, xóa bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình, góp phần thúc đẩy phong trào xóa đói giảm nghèo ở địa phương; đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới và các phong trào: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; giữ vai trò nòng cốt trong tham gia ý kiến vào các bản quy ước, hương ước có nội dung liên quan đến phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các, dân tộc. 

Bằng uy tín và sự ảnh hưởng của mình, những người có uy tín đã gương mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao tinh thần cảnh giác, không nghe theo phần tử xấu kích động, tham gia các hoạt động chống phá chính quyền; vận động tín đồ trong các tôn giáo "sống tốt đời, đẹp đạo”; ngăn chặn hoạt động truyền đạo, phát triển đạo trái pháp luật, hoạt động tà đạo, đạo lạ; vận động quần chúng, tín đồ đấu tranh, ngăn chặn hoạt động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo; kịp thời nắm bắt tình hình, phát hiện, cung cấp nhiều thông tin có giá trị giúp các ngành chức năng và chính quyền địa phương đấu tranh, ngăn chặn nhiều hoạt động trái pháp luật; tham gia giải quyết các vụ mâu thuẫn trong nội bộ thôn, bản. 

Nhiều tấm gương điển hình tiên tiến như: bà Hoàng Thị Dung, dân tộc Tày, xã Minh Xuân, Lục Yên; ông Hoàng Đình Thăng, dân tộc Tày, xã Đại Phác, huyện Văn Yên; ông Bàn Phúc Tài, dân tộc Dao, xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn, Lý A Tu, Bí thư Chi bộ bản Háng Sung, xã La Pán Tẩn, Mù Cang Chải; Hờ A Sang, xã Bản Công, huyện Trạm Tấu; ông Hoàng Đình Thăng, xã Đại Phác, huyện Văn Yên.

Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhận xét: "Đội ngũ những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đã thật sự phát huy vai trò và có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương. Đặc biệt, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đã cùng với cấp ủy, chính quyền giải quyết ổn thoả nhiều vụ việc phát sinh ở cơ sở... không để các phần tử xấu tuyên truyền kích động gây rối mất trật tự an ninh tại cơ sở, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân”. 

Bằng những kinh nghiệm của mình, người có uy tín thực sự là những hạt nhân tiêu biểu trong các thôn bản, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế xoá đói, giảm nghèo góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Lê Phiên

Tags Yên Bái dân tộc ý Đảng với lòng dân người có ưu tín già làng trưởng bản

Các tin khác
Cán bộ xã Y Can đến từng nhà tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình.

Xác định bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những tiêu chí khó trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Trấn Yên đã tích cực phối hợp với các địa phương thực hiện các giải pháp, đạt được nhiều kết quả tích cực.

Hành khách có thể gặp rủi ro như bị đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo, tấn công các tài khoản trực tuyến và thậm chí là trộm cắp tại nhà nếu chia sẻ bừa bãi hình ảnh vé máy bay của mình.

10 tháng đầu năm 2023, Yên Bình đã kiên cố hóa được 124,33 km đường giao thông nông thôn, bằng 155% kế hoạch.

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị thành viên Ủy ban nhân dân huyện Yên Bình (mở rộng) đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tháng 10 và 10 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ tháng 11 năm 2023.

Công nhân khó khăn sẽ được hỗ trợ vé tàu, máy bay về quê đón Tết và quay trở lại làm việc sau Tết.

Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ phối hợp, tổ chức phương tiện đưa, đón miễn phí hoặc hỗ trợ vé tàu, xe, máy bay… cho người lao động khó khăn về quê đón Tết và quay lại nơi làm việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục