Từ 1/7/2024, đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/11/2023 | 8:31:21 AM

Cùng với việc đổi tên Luật Căn cước, thẻ căn cước công dân cũng sẽ được đổi tên thành thẻ căn cước từ 1/7/2024 - khi Luật Căn cước chính thức có hiệu lực thi hành.

Đại biểu Quốc hội dự kỳ họp thứ 6
Đại biểu Quốc hội dự kỳ họp thứ 6

Luật Căn cước được Quốc hội thông qua sáng 27/11 gồm 7 chương, 46 điều, trong đó chốt việc đổi tên Luật Căn cước và thẻ căn cước.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết nội dung này đã xin ý kiến Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị đồng thuận, thống nhất cao về việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước, thẻ căn cước.

Về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, Điều 18 trong luật quy định thông tin được in trên thẻ căn cước bao gồm: Hình Quốc huy; Dòng chữ "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"; Dòng chữ "CĂN CƯỚC"; Ảnh khuôn mặt; Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quốc tịch; Nơi cư trú; Ngày, tháng, năm cấp thẻ; ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng; Nơi cấp: Bộ Công an.

Điều 22 của Luật quy định thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm: Thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Công an đã cấp hơn 83 triệu thẻ căn cước cho công dân đủ điều kiện, chỉ còn một số ít công dân sử dụng chứng minh nhân dân và sẽ không thể cấp căn cước điện tử, không thể khai thác các tiện ích của thẻ căn cước gắn chip và căn cước điện tử trong các giao dịch trực tuyến cũng như sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu.

Do vậy, việc tiếp tục sử dụng chứng minh nhân dân không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên để tạo điều kiện cho người dân thực hiện một số giao dịch liên quan đến chứng minh nhân dân trong giai đoạn chuyển tiếp, luật quy định chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày luật này có hiệu lực thi hành, được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

YBĐT (theo Dân trí)

Các tin khác
Lãnh đạo thành phố trực tiếp lắng nghe ý kiến, tháo gỡ khó khăn cho nhân dân.

Xã Văn Phú, thành phố Yên Bái vừa tổ chức "Ngày thứ 7 cùng dân" đối thoại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ nhân dân giải quyết thủ tục hành chính thiết yếu trong lĩnh vực đất đai theo Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngôi nhà sàn bê tông khang trang, hiện đại mà vẫn giữ được nét truyền thống của gia đình ông Lý văn Thịnh, thôn Ngòi Di mới hoàn thành đưa vào sử dụng.

Đã bao đời nay, ngôi nhà sàn truyền thống được coi là biểu tượng văn hóa đặc trưng và bản sắc riêng của nhiều dân tộc, được gìn giữ trao truyền lại cho đời sau. Ngày nay, sự giao thoa của kiến trúc hiện đại và việc ngày càng khan hiếm nguồn gỗ làm nhà sàn, nhiều hộ người Dao ở xã Yên Thành, huyện Yên Bình đã nghiên cứu cách làm nhà sàn bằng bê tông cốt thép, không làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống, mà còn tạo việc làm ổn định có thu nhập cao cho người dân địa phương.

Liên đoàn Lao động thị xã Nghĩa Lộ gắn biển Công trình chào mừng đại hội công đoàn các cấp, nhiệm kỳ 2023- 2028.

Hướng tới đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028, những ngày này, trên các công trình, xí nghiệp, trường học, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đâu đâu cũng dấy lên phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội.

Ngày hội “Hiến máu tình nguyện vì cộng đồng” năm 2023, thị xã Nghĩa Lộ có 800 người đăng ký tham gia. Ảnh Đặng Phương Lan

Sáng nay - 26/11, tại phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ đã có 800 người đăng ký hiến máu trong Ngày hội “Hiến máu tình nguyện vì cộng đồng” năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục