Khởi sắc Hòa Cuông

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/12/2023 | 1:55:32 PM

YênBái - Về xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên - làng quê nay đã khoác lên mình chiếc áo mới, gặp gỡ người dân mới biết với tư duy năng động, mạnh dạn trong lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, chuyện phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới… đã đem đến cho người dân cách nghĩ, cách làm hiệu quả để phát huy tốt những tiềm năng, thế mạnh sẵn có của vùng đất này.

Mô hình nuôi bò với quy mô 10 con trở lên của gia đình anh Vũ Văn Trường ở thôn 3, xã Hòa Cuông.
Mô hình nuôi bò với quy mô 10 con trở lên của gia đình anh Vũ Văn Trường ở thôn 3, xã Hòa Cuông.

Mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Đầu giờ sáng, có mặt tại trụ sở UBND xã, mặc dù đã hẹn trước nhưng Chủ tịch UBND xã Phạm Văn Đạo đang tất bật với công việc cuối năm, tuy vậy, anh vẫn cùng với cán bộ địa chính dẫn chúng tôi đi thăm vùng dâu bạt ngàn ở các thôn 1, 2, 3 và 4. 

Chỉ tay về những cánh đồng dâu xanh mướt, Chủ tịch UBND xã Phạm Văn Đạo phấn khởi cho biết: Với diện tích đất tự nhiên gần 1.900 ha, trong đó chủ yếu là đất rừng, chỉ có 100 ha trồng lúa, đất ruộng chằm nên trồng lúa kém hiệu quả, chỉ đảm bảo cung cấp một phần lương thực và chăn nuôi. Do vậy, giai đoạn 2015 - 2020, xã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao hiệu suất. 


Bắt đầu từ năm 2017, đất soi, bãi kém hiệu quả, nông dân đã cải tạo chuyển sang trồng dâu nuôi tằm. Nếu như năm 2018, chỉ có hơn 3 ha thì đến nay, diện tích trồng dâu lên đến 57,4 ha, bình quân trên một đơn vị diện tích trồng dâu tằm mang lại hiệu quả kinh tế từ 3,5 - 5 lần. Còn đối với đất lâm nghiệp đã chuyển đổi trồng keo, bồ đề sang trồng quế, hiện toàn xã có 1.200 ha, trong đó có 750 ha quế hữu cơ đang trong thời gian thu hoạch, ngoài ra các loại khác trồng cây rau màu, cây ăn quả… 

Hơn thế, phát triển chăn nuôi, trồng trọt đã chuyển đổi và quy mô lớn, nhiều mô hình ra tấm ra món đã hình thành khắp các thôn phát triển toàn diện và có bước đột phá rõ nét, tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa và sản phẩm chủ lực có giá trị, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh cao trên thị trường như: vùng trồng cây dược liệu, vùng trồng cây quế hữu cơ, vùng trồng dâu nuôi tằm, chăn nuôi gia cầm tập trung. 

Đến nay, toàn xã có 31 cơ sở chăn nuôi hàng hóa, trong đó, chăn nuôi gia cầm quy mô từ 1.000 - 60.000 con/cơ sở, 4 cơ sở chăn nuôi trâu, bò quy mô từ 10 con/cơ sở trở lên. 

Đồng thời, xã đã xây dựng và phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, chứng nhận chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông sản đối với các sản phẩm chủ lực trên địa bàn xã. 

Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo ở Hòa Cuông đã giảm đáng kể, đến nay chỉ còn 4,86% theo tiêu chí đa chiều, thu nhập bình quân đầu người 51,77 triệu đồng/người/năm, tăng 21,5 triệu đồng/người/năm so với năm 2020; đời sống của người dân ở đây đã nâng lên đáng kể. 

Ghé thăm mô hình làm kinh tế của gia đình anh La Văn Cúc ở thôn 1 - một nông dân chính hiệu và anh luôn là người đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi với quan điểm loại cây nào có giá trị kinh tế cao là làm. 

A Cúc bộc bạch: "Tôi mạnh dạn chuyển đổi hàng trăm cây keo, bồ đề không cho giá trị cao nữa chuyển sang trồng quế, chăn nuôi 6 - 7 nghìn con gà thương phẩm; mỗi năm bình quân anh thu chăn nuôi gà thu lãi 200 - 250 triệu đồng/năm. Đến nay, tôi thấy quyết định của mình là hoàn toàn đúng, cùng với đó là sự vận động, hỗ trợ cách làm, thay đổi cách nghĩ của chính quyền để tôi có được như bây giờ”. 

Phát triển kinh tế tập thể

Đi trên con đường bê tông phẳng lì, cán bộ địa chính nông nghiệp xây dựng và môi trường Phạm Huy Hiền giới thiệu: Với lợi thế, tiềm năng phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, chăn nuôi và phát triển các vùng sản xuất theo hướng chuyên canh tập trung với những sản phẩm chủ lực, việc thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác để xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất, gắn với phát triển vùng nguyên liệu từ thu mua và chế biến tiêu thụ sản phẩm. 

"Hiện nay, trên địa bàn xã có 4 hợp tác xã hoạt động hiệu quả: Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông, lâm nghiệp, HTX quế Khánh thành, HTX dâu tằm tơ và dịch vụ, HTX cây dược liệu, tạo được việc làm và thu nhập ổn định cho các thành viên” - anh Hiền thông tin. 

Nổi bật là HTX quế Khánh Thành hợp đồng tiêu thụ sản phẩm quế sản lượng 700 tấn/năm, 2 sản phẩm chủ lực là quế điếu thuốc và quế bột với diện tích quế được công nhận vùng quế hữu cơ quốc tế cấp ngày 15/1/2021, hiệu lực đến ngày 22/11/2024 với quy mô diện tích 760 ha, sản lượng 650 tấn/năm đã được HTX quế Khánh Thành thiết lập hệ thống tem truy xuất nguồn gốc để thông tin về vùng sản xuất và sản phẩm - 1 trong 3 sản phẩm của huyện Trấn Yên xuất khẩu đi Vương Quốc Anh. 

Anh Vũ Đình Khánh - Chủ nhiệm HTX cho biết: "Sản phẩm chủ yếu xuất sang thị trường Trung Đông; doanh thu năm 2022 đạt 40 tỷ đồng, phấn đấu hết năm 2023 đạt bằng và vượt so với cùng kỳ, tạo công ăn việc làm cho 25 lao động thời vụ, thu nhập bình quân 6,5 triệu đồng/người/tháng”. 

Đối với HTX Dịch vụ Nông, lâm nghiệp với 12 thành viên tập trung chăn nuôi gà với quy mô 51 nghìn con, trung bình mỗi thành viên có 6 - 7 nghìn con. Cùng đó, nghề trồng dâu nuôi tằm ngày càng phát triển, liên kết tạo thành tổ hợp tác, góp phần tạo việc làm và thu nhập, hiện tại, diện tích cây dâu nuôi tằm hiện có 55,9 ha, thu hút 350 hộ trồng dâu và nuôi tằm, thu nhập từ bán kén tằm của người dân trung bình đạt 14,4 tỷ đồng/năm. 

Chủ tịch UBND xã Phạm Văn Đạo khẳng định: "Việc thành lập các HTX và tổ hợp tác nông nghiệp trên địa bàn xã đã tạo ra sự năng động, dám nghĩ, dám làm, thúc đẩy sự liên kết giữa các hộ gia đình trong phát triển kinh tế, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung và đảm bảo khâu bao tiêu sản phẩm”. 

Đóng góp chủ lực xây dựng nông thôn mới

Bộ mặt nông thôn của địa phương đã thay đổi toàn diện. Đi giữa các thôn với bao ngôi nhà khang trang, kiến trúc đẹp, những con đường bê tông trải dài, những chằm dâu xanh mơn mởn, đời sống của người dân trong xã được nâng cao, nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao... tôi thực sự mừng. Đó là những thành quả quan trọng sau 4 năm chạm đích nông thôn mới (NTM). Năm 2019, Hòa Cuông đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM và tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí. 

Nói về mục tiêu tới đây, Chủ tịch UBND xã Phạm Văn Đạo cho biết : "Xã xác định tập trung duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt nhưng chưa mang tính bền vững; giữ vững và nâng cao chất lượng các thôn đã đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu, tiếp tục xây dựng các thôn còn lại trở thành thôn NTM kiểu mẫu, tạo tiền đề cho xây dựng xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu”. 

Từ đó đến nay, kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư và từng bước hoàn thiện cụ thể như: giao thông nông thôn cứng hoá được 16,5 km; nhiều cây cầu được xây dựng kiên cố, nhựa hóa và bê tông hóa tuyến đường trục xã được 5 km. Các công trình thuỷ lợi được quản lý, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên đảm bảo nước tưới cho sản xuất. Nhiều nhà văn hóa thôn được nhân dân đóng góp kinh phí nâng cấp phù hợp với điều kiện thực tế, trường học được mở rộng quy mô các lớp học.

Các phòng chức năng được đầu tư xây dựng; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, bản sắc văn hóa dân tộc được khôi phục và phát huy, môi trường được nhân dân quan tâm bảo vệ. Hòa Cuông hôm nay đã đổi thay, bức tranh NTM đã thực sự mang lại khởi sắc. Những đồi quế bạt ngàn, những chằm dâu xanh mát, những ngôi nhà xây kiên cố…, đó là sắc màu của sự ấm no và hạnh phúc.

 Trần Minh

Tags Hòa Cuông nông thôn mới nâng cao khởi sắc NTM

Các tin khác
Các doanh nghiệp may FDI trong tỉnh cũng đã đào tạo và tuyển dụng vào làm việc tại các công ty TNHH may Unico Global, Vina KNF, Daeseung trên 500 lao động.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Yên Bái đã tuyển sinh, đào tạo nghề cho 19.634 người, đạt 109,1% kế hoạch, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Từ đêm nay, miền Bắc đón mưa rào rải rác.

Từ đêm nay (11/12), do ảnh hưởng của rãnh áp thấp, miền Bắc có mưa, mưa rào rải rác, nền nhiệt giảm nhẹ 2-3 độ. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, ít mưa, chỉ số tia UV ở mức gây hại cao đến rất cao.

Quang cảnh lễ trao giải.

Tối 10-12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, diễn ra Lễ trao giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam năm 2023.

Lãnh đạo LĐLĐ huyện Trạm Tấu trao tiền hỗ trợ “Mái ấm công đoàn” cho anh Mùa A Hờ, đoàn viên Công đoàn xã Pá Hu.

Hiện nay, số công nhân viên chức- lao động ở các đơn vị có tổ chức công đoàn do Liên đoàn lao động huyện Trạm Tấu quản lý có 1.344 người, trong đó đoàn viên công đoàn 1.329 người, sinh hoạt tại 52 công đoàn cơ sở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục