Suối Bu nỗ lực thoát nghèo

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/5/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Suối Bu là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn. Toàn xã có 4 thôn nằm cánh xa nhau, giao thông liên thôn gặp rất nhiều khó khăn. Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trình độ dân trí không đồng đều dẫn đến việc tiếp thu các tiến bộ KHKT áp dụng vào sản xuất còn nhiều hạn chế.

Đồng bào Mông huyện Trạm Tấu đã tiếp cận với việc trồng sắn cao sản.
(Ảnh: Nguyễn Xuân Tình)
Đồng bào Mông huyện Trạm Tấu đã tiếp cận với việc trồng sắn cao sản. (Ảnh: Nguyễn Xuân Tình)

Để giúp nhân dân xoá đói nghèo, nhiều năm qua Đảng bộ, chính quyền xã đã tích cực vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Cùng với đó là phát huy các nguồn lực đầu tư thuộc các chương trình dự án, vận động nhân dân khai hoang ruộng nước từng bước góp phần cho kinh tế địa phương phát triển.

Qua tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của xã được biết, trong tổng số 322 hộ toàn xã hiện nay thì có tới 96 hộ thiếu vốn sản xuất; 45 hộ thiếu kiến thức làm ăn, 67 hộ thiếu đất sản xuất. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: thiếu lao động, đông người trong một hộ, mắc các tệ nạn xã hội…

 Đứng trước thực trạng đó, để giúp dân xoá đói giảm nghèo, những năm qua Đảng bộ, chính quyền và các ngành, đoàn thể của địa phương đã tích cực vận động bà con nông dân đưa các tiến bộ KHKT vào trồng trọt và chăn nuôi.

Đối với cây lúa, bỏ hoàn toàn các giống lúa dài ngày năng suất thấp, thay thế bằng giống lúa lai, lúa thuần có năng suất, chất lượng cao ở 23,4 ha ruộng nước. Tuy chưa có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh, nhưng năng suất cũng đạt 88 tạ/ ha/ năm.

Cùng với đó là việc đưa các giống ngô lai vào trồng trên diện tích 70 ha, 46 ha sắn, 16 ha đỗ tương và các cây trồng khác.

Tận dụng đất đồi có độ dốc thấp, xã vận động nhân dân trồng mới và chăm sóc được 110 ha chè Shan, 30 ha chè trung du. Hàng năm sản lượng chè búp tươi bán ra thị trường tiêu thu đạt trên 400 tấn.

Đối với Suối Bu, không chỉ tập trung riêng cho cây trồng mà những năm gần đây chăn nuôi ở đây tuy chưa hình thành mô hình trang trại, nhưng nhiều hộ cũng xem đây như một nghề thu nhập chính. Xã chỉ đạo khống chế dịch bệnh và tổ chức tiêm phòng cho gia súc, gia cầm, đến nay đàn trâu toàn xã đã có 175 con, đàn bò 178 con, đàn lợn gần 1.000 con, trên 2.000 con gia cầm các loại...

Để tạo điều kiện cho kinh tế địa phương phát triển, những năm qua Đảng, Nhà nước đã quan tâm đầu tư cho Suối Bu hàng chục tỷ đồng thuộc các chương trình 134, 135; chương trình Dự án Giảm nghèo... các công trình gồm: công trình nước sạch tại thôn Ba Cầu với tổng kinh phí 476 triệu đồng; trạm y tế xã tổng kinh phí 501 triệu đồng; công trình nước sạch tại thôn Làng Hua trị giá 450 triệu đồng; công trình thuỷ lợi thôn Bu Cao dài trên 1.000 m đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho 4 ha ruộng nước vốn đầu tư gần 400 triệu đồng.

Hiện nay, xã đang được đầu tư công trình thuỷ lợi ở thôn Ba Cầu với tổng chiều dài trên 2 km, có thể cung cấp nước cho khai hoang 12 ha ruộng nước. Ngoài ra nhiều dự án lồng ghép các chương trình giảm nghèo khác như: học sinh được miễn giảm học phí, 2.642 hộ nghèo được cấp thẻ khám chữa bệnh, 100 hộ dân được cấp téc nước sinh hoạt, 17 hộ được cấp bò theo dự án bò cho hộ nghèo...

Trao đổi với chúng tôi về việc sử dụng các công trình thuộc nguồn vốn đầu tư của Nhà nước những năm qua của địa phương, đồng chí Mùa A Của- Chủ tịch UBND xã cho biết: Nhân dân xã Suối Bu có được đời sống như ngày hôm nay là bà con cảm ơn Đảng, Nhà nước nhiều lắm! Nhà nước đã đầu tư cho xã nhiều công trình và giúp dân đói lúc giáp hạt... Chúng tôi là người lãnh đạo địa phương, tới đây bằng hành động cụ thể của mình trong năm 2007 này sẽ chỉ đạo khai hoang 2 ha ruộng nước tại thôn Ba Cầu để dân có thêm ruộng và đời sống đồng bào bớt khó khăn hơn. Năm nay huyện còn giao kế hoạch cho xã trồng mới 100 ha rừng kinh tế vào những nơi đất trống đồi núi trọc và đến nay bà con đã đăng ký trồng với diện tích trên 90 ha...

Hướng phát triển kinh tế những năm tới đây, xã xác định mỗi năm khai hoang từ 2 đến 3 ha ruộng nước, đưa giống lúa, ngô lai vào gieo trồng ở 95% diện tích; trồng mới mỗi năm từ 2 đến 3 ha chè Shan. Bên cạnh đó, tập trung phát triển chăn nuôi, làm tốt công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng... phấn đấu mỗi năm giảm 15 đến 20 hộ nghèo, từng bước giảm tỷ lệ đói giáp hạt...

Thạch Phong

Các tin khác

YBĐT - Để hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2007, ngay từ đầu năm, Công đoàn cơ sở cùng Ban lãnh đạo Cục Thuế tỉnh thống nhất chỉ tiêu và giao kế hoạch phù hợp cho từng bộ phận công đoàn trực thuộc.

Cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên thôn 8 tuyên truyền việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.

YBĐT - Là thôn xa nhất trung tâm xã với 58 hộ, 224 khẩu cư trú, vì vậy thôn 8, xã Báo Đáp- Trấn Yên là một trong những thôn nghèo nhất của xã. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) có thể khẳng định, thôn 8 thực hiện tốt nhất: đã 13 năm trở lại đây không có trường hợp sinh con thứ 3.

YBĐT - Thực hiện chương trình cứu đói giáp hạt giúp đỡ đồng bào vùng cao, vừa qua, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 và Bộ CHQS tỉnh Yên Bái đã tổ chức quyên góp, ủng hộ gạo cho nhân dân các xã gồm: Bản Mù, Hát Lừu của huyện Trạm Tấu; Nậm Có, Nậm Khắt, Cao Phạ, Púng Luông, La Pán Tẩn của huyện Mù Cang Chải với tổng số 66,5 tấn gạo.

(Ảnh: Thanh Hương)

YBĐT - Do làm tốt công tác tín dụng qua các bước thẩm định, kiểm soát và tạo chữ tín với khách hàng; trong các tháng đầu năm 2007, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Yên Bái đã đưa tổng dư nợ cho vay lên trên 338 tỷ đồng; tăng 11 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục