Cần nhiều hơn nữa những cái nhìn thiện cảm
- Cập nhật: Thứ ba, 26/6/2007 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Thực tế công tác phòng chống HIV/AIDS trong 20 năm qua trên thế giới đã cho thấy một bài học: nếu không tạo môi trường xã hội thuận lợi để những người đã nhiễm HIV/AIDS (dù bị lây lan do bất cứ lý do gì) không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, thì không thể ngăn được sự lây lan HIV/AIDS và thậm chí sự lây lan còn nhanh hơn.
|
Số người nhiễm HIV/AIDS ngày nay không còn nhỏ, họ đã trở thành một bộ phận trong xã hội; thời gian mang bệnh của họ kéo dài có khi đến 20 năm kể từ ngày bị nhiễm, nhưng họ có quyền được sống cũng cần được sống và sống sao có ích cho xã hội bằng sức lao động của họ.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng việc kỳ thị, phân biệt, đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS vẫn còn phổ biến trong cộng đồng xã hội. Một người mắc căn bệnh ung thư giai đoạn cuối và một người không may bị nhiễm HIV thì người bị bệnh ung thư sẽ được mọi người xung quanh động viên giúp đỡ, còn đối với người nhiễm HIV thì thường là không, có chăng chỉ là những người trong gia đình mà thôi. Xảy ra tình trạng này, một phần do công tác tuyên truyền của chúng ta chưa nhận thức thật sự rõ ràng về mầm mống virus HIV/AIDS.
Trong khi đó, nhiều bài viết trên các phương tiện truyền thông, tuyên truyền đã dùng những ngôn ngữ kỳ thị, phân biệt đối xử, có khi còn cường điệu để nói về những người nhiễm HIV/AIDS. Mặc dù người viết chỉ muốn nói về tác hại của các tệ nạn gây nên và mọi người cần phải tránh xa nó, nhưng lại gián tiếp làm cho những người tiếp nhận thông tin có sự nhìn nhận khác đi, như “Những đám tang mang vòng hoa trắng”; “HIV “treo” đầu làng”; “Nghĩa trang làng Vũ Tây- thiên đường của AIDS”; hay những câu văn nghe rùng rợn, ghê tởm: “...Hai cơ thể như hai cái thây ma gầy đến không thể gầy hơn được nữa... gặp lúc trời mưa, cả hai cơ thể như hai que củi khẳng khiu ấy bật dậy, lết vội vào những mái hiên cạnh đó, co ro trú mưa… Mắt lờ đờ, da bọc xương, hai chân co ngang tai, và một chiếc nạng gỗ cũng đơn độc như hai thân thể tiều tụy ấy...” và “Bên kia đường, ở đó, một nạn nhân khác cũng tiền tụy không kém đang nằm vật vã, bụng dính vào lưng, lưng dính xuống đường, hai cẳng chân gầy như chân vạc cào cào trên đường. Tuy đứng cách xa ông cả mét nhưng chúng tôi vẫn nhận thấy một mùi hôi bốc lên. Một lũ kiến vàng đang bu lại tìm bóng mát bất đắc dĩ trên cái thân thể xẹp lép, khẳng khiu và không còn biết đến ngượng ngập vì sự dơ dáy của mình...”.
Đến thời điểm này, Yên Bái là một trong 10 tỉnh, thành của cả nước có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao nhất, với tổng số là 2.341 người nhiễm. Là tỉnh miền núi lại nằm trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước, song số người nhiễm HIV/AIDS lại rất cao. Đây là một vấn đề mang tính bức xúc cần được giải quyết. Để giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS, tại Yên Bái, thì trước tiên phải cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác: đặc điểm của HIV/AIDS; khả năng lây truyền, cách phòng tránh và hiệu quả của điều trị; bản chất của tình trạng nghiện ma tuý; nguyên nhân dẫn đến mại dâm. Đồng thời, cách thức tuyên truyền phải có hình ảnh tích cực, kêu gọi lòng nhân ái, tôn trọng quyền con người của mỗi cá nhân. Bên cạnh, đó việc hỗ trợ chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS cần được đặc biệt chú trọng vì đây là một việc làm mang tính nhân đạo cao đối với những người bị nhiễm. Đại bộ phận những người nhiễm đều rơi vào cảnh cùng quẫn cả về tinh thần cũng như về kinh tế, khó tìm được việc làm, có nhiều người trở nên không nơi nương tựa (hậu quả của sự kỳ thị, phân biệt, đối xử), chi phí điều trị lớn, trong khi khả năng lao động và kiếm sống bị hạn chế, vì vậy cần có những chính sách xã hội để hỗ trợ cuộc sống và điều trị cho họ.
Trần Ngọc
Các tin khác
YBĐT - Liên đoàn Lao động huyện Văn Yên có 104 công đoàn cơ sở với 2.040 đoàn viên. Trong năm qua, LĐLĐ huyện đã tổ chức học tập và quán triệt nghị quyết của Đảng, công đoàn cấp trên; tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước sâu rộng trong công nhân viên chức, lao động.
YBĐT - Ngày 25/6, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thảo "Các phng pháp ngăn chặn, phòng chống buôn bán phụ nữ- trẻ em qua biên giới".
YBĐT - Trước đây, nhiều hộ gia đình chị em ở xã Khai Trung, huyện Lục Yên còn nghèo lắm! Vào thời điểm giáp hạt thì nhiều gia đình phải đi làm thuê hoặc lên rừng lấy củi, tìm măng...đem bán để lấy tiền đong gạo. Trước những khó khăn của nhiều hộ gia đình chị em như vậy, Hội Phụ nữ xã Khai Trung đã có nhiều biện pháp tích cực để tháo gỡ giúp chị em phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
YBĐT - Là tỉnh miền núi, địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, tầng đất phủ mỏng kết cấu bở rời, dễ bị sạt trượt khi có mưa lớn, những năm qua, Yên Bái đã gặp không ít khó khăn trong việc phòng, chống giảm nhẹ thiên tai bởi những thiệt hại do lũ quét, sập đất gây ra.