Tăng cường kiến thức phòng, chống tội phạm cho phụ nữ

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/4/2025 | 9:14:22 AM

YênBái - Đa dạng các hình thức tuyên truyền phòng, chống tội phạm, nhất là phòng, chống mua bán người, các cấp hội phụ nữ (HPN) trong tỉnh đã và đang phát huy vai trò, đóng góp tích cực vào công tác bảo vệ, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em.

Hội Phụ nữ tỉnh phối hợp với cán bộ ngành chức năng tuyên truyền về phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng cho hội viên, phụ nữ xã Nà Hẩu (Văn Yên).
Hội Phụ nữ tỉnh phối hợp với cán bộ ngành chức năng tuyên truyền về phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng cho hội viên, phụ nữ xã Nà Hẩu (Văn Yên).


Hoạt động tuyên truyền được các cấp hội triển khai thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của cán bộ, hội viên và người dân về phòng, chống tội phạm; phòng, chống mua bán người. 

Năm 2024, ghi nhận rất nhiều hoạt động tuyên truyền của các cấp hội với nhiều hình thức: trên 570 hoạt động tuyên truyền thông qua các hoạt động sinh hoạt chi, tổ hội, các buổi gặp mặt, giao lưu... tới trên 22.000 hội viên, phụ nữ về các nội dung phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; phòng, chống mua bán người, xâm hại phụ nữ, trẻ em, lừa đảo trên không gian mạng…; trên 160 bài viết, tài liệu, hình ảnh, clip về những thủ đoạn và cách phòng chống những loại tội phạm trong tình hình mới, lừa đảo trên không gian mạng thông qua trang thông tin điện tử, mạng xã hội Facebook, Zalo. 

Cùng đó, 12 cuộc tọa đàm với chủ đề về định kiến giới, khuôn mẫu giới tại các thôn bản; 23 cuộc giao lưu giữa các Tổ truyền thông tại cộng đồng; 6 hội thi tìm hiểu kiến thức về phòng chống bạo lực gia đình trên cơ sở giới; 63 cuộc đối thoại chính sách tại cấp xã và cụm thôn, bản về các vấn đề liên quan trực tiếp đến phụ nữ, trẻ em, trong đó có các vấn đề như lừa đảo trên không gian mạng, mua bán người, xâm hại phụ nữ và trẻ em, tảo hôn… cũng đã được tổ chức trong năm 2024. 

Chị Hảng Thị Dông - Chủ tịch HPN huyện Trạm Tấu chia sẻ: "Với huyện vùng cao như Trạm Tấu, nơi mà chị em rất dễ bị trở thành nạn nhân của tội phạm mua, bán người, các hoạt động tuyên truyền này rất có ý nghĩa, giúp chị em có thêm nhiều hiểu biết để nâng cao tinh thần cảnh giác trước tội phạm, nhất là tội phạm về mua bán người”.

Để cán bộ hội các cấp thực hiện tốt công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm mua bán người nói riêng, HPN tỉnh đã quan tâm bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội, tuyên truyền viên, báo cáo viên các cấp. Trong năm 2024, HPN tỉnh tổ chức 6 lớp tập huấn cho 349 cán bộ, hội viên, đội ngũ cán bộ thôn, bản huyện Lục Yên, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ về kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ; các nội dung phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng chống ma túy và phòng chống mua bán người; kỹ năng truyền thông, kỹ năng làm việc với nạn nhân... 

Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và kỹ năng an toàn trên không gian mạng, HPN tỉnh tổ chức 5 lớp tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng mạng lưới truyền thông trên nền tảng số, pháp luật về an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho trên 300 cán bộ  phụ nữ huyện, xã. 

Bà Hoàng Phương Thúy - Phó Chủ tịch Thường trực HPN tỉnh cho biết: "Trong năm 2024, HPN tỉnh còn chủ trì đoàn giám sát việc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và công tác hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình trên địa bàn huyện Văn Yên. Qua giám sát nhận thấy, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế; cơ sở thiếu cán bộ tham mưu về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trong thời gian dài không được kiện toàn; việc xây dựng, nhân rộng các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình chưa đồng bộ; việc duy trì sinh hoạt, tổ chức hoạt động của các câu lạc bộ, nhóm phòng, chống bạo lực gia đình chưa thường xuyên, nội dung chưa thực sự đa dạng, phong phú; việc nhận diện, phát hiện, thu thập, báo cáo thông tin về các hành vi bạo lực gia đình có lúc, có nơi chưa kịp thời, chính xác… Trên cơ sở đó, Đoàn giám sát có những đề nghị để làm tốt hơn công tác này tại địa bàn”. 

Cùng với các hoạt động tuyên truyền, những năm qua, các cấp hội còn duy trì hoạt động của các Tổ tự quản của phụ nữ tại cộng đồng với 1.040 tổ hiện nay, góp phần nắm bắt dư luận, trao đổi, xác minh, phản ánh và xử lý kịp thời các tình huống liên quan đến bảo đảm an toàn cho phụ nữ và trẻ em. 

Những kết quả đạt được trong thời gian qua cho thấy sự tham gia tích cực, trách nhiệm của HPN trong công tác phòng, chống tội phạm, nhất là các vấn đề liên quan trực tiếp đến phụ nữ và trẻ em như: mua bán người, bạo lực gia đình, lừa đảo công nghệ cao… 

Với sự hỗ trợ từ các cấp HPN, chị em ngày càng được trang bị thêm kiến thức, kỹ năng phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm mua bán người, từ đó bảo vệ bản thân và người thân, cùng góp phần xây dựng môi trường sống an toàn trong cộng đồng.

Thu Hạnh

Tags Yên Bái kiến thức phòng chống tội phạm hội phụ nữ

Các tin khác
Các em sinh viên Lào tại Trường Cao đẳng Yên Bái chuẩn bị cho tết Bun Pi May với sự giúp đỡ của giáo viên nhà trường.

Tết Lào, hay còn gọi là Bun Pi May, là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Lào, diễn ra vào tháng 4 hàng năm. Đây là dịp để người dân Lào tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong sức khỏe, hạnh phúc và may mắn cho năm mới. Tại Yên Bái, nơi có nhiều sinh viên Lào đang theo học, tết Lào không chỉ là một lễ hội văn hóa mà còn là biểu tượng của tình hữu nghị hai dân tộc Việt - Lào. Hàng năm, UBND tỉnh Yên Bái đều chỉ đạo các trường cao đẳng và cao đẳng nghề tổ chức tết Bun Pi May cho các em sinh viên Lào, tạo điều kiện cho các em có một cái tết trọn vẹn và ý nghĩa.

Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện Trạm Tấu giúp hộ nghèo tại xã Hát Lừu dựng nhà mới.

Đề án triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Yên Bái năm 2025 mang nhiều ý nghĩa quan trọng, có tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội địa phương.

Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2025 của UBND thị xã Nghĩa Lộ.

Trước những khó khăn cơ bản gặp phải trong công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như: khả năng học ngoại ngữ của người lao động hạn chế, tay nghề lao động thấp, nhiều người lao động không muốn xa gia đình, khó khăn về vốn…, thời gian qua, thị xã Nghĩa Lộ đã chú trọng triển khai hiệu quả các giải pháp từ tuyên truyền nâng cao nhận thức đến việc đào tạo nâng cao tay nghề, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Cán bộ, hội viên phụ nữ xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình cập nhật thông tin trên phần mềm trong hệ thống Hội.

Những năm qua, Hội Phụ nữ (HPN) huyện Yên Bình đã có nhiều việc làm thiết thực thu hút đông đảo hội viên tham gia vào tổ chức Hội, đưa hoạt động Hội và các phong trào phụ nữ ngày càng đi vào chiều sâu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục