Nghĩa Sơn chăm lo mái ấm cho hộ nghèo

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/4/2025 | 1:56:15 PM

Trước đây, ở xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu trút xuống cũng là lúc nhiều người nghèo lại thêm một nỗi lo mang tên “mái dột, nhà xiêu”. Năm 2025, nỗi lo ấy dần lùi xa, nhường chỗ cho niềm vui chờ đón những ngôi nhà mới vững chắc. Đó là thành quả từ Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo - một chương trình mang đậm tính nhân văn, được chính quyền và người dân địa phương đồng lòng thực hiện.

Lãnh đạo xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn kiểm tra tiến độ xóa nhà dột nát cho hộ nghèo.
Lãnh đạo xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn kiểm tra tiến độ xóa nhà dột nát cho hộ nghèo.


Những ngày này, trên nền nhà cũ của bà Mè Thị Sết ở thôn Nậm Tộc, người dân đang nhanh chóng hoàn thiện một ngôi nhà mới khang trang, vững chắc cho bà. Bà Sết sống một mình trong ngôi nhà sàn gỗ 3 gian đã xuống cấp, phần cột bị mối mọt, vách tường lịa bằng tre nứa, phần mái lợp sử dụng đã lâu nên bị dột khi trời mưa. Chi phí sinh hoạt của bà phụ thuộc vảo khoản trợ cấp hàng tháng là 500.000 đồng. 

Đợt này, gia đình bà được hỗ trợ làm nhà mới với diện tích 65 m2 theo kiến trúc truyền thống của dân tộc Khơ Mú. Tổng chi phí xây dựng căn nhà của bà Sết là 160 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 60 triệu đồng; gia đình, dòng họ hỗ trợ 70 triệu đồng và 30 triệu đồng từ sự góp sức của cộng đồng, chính quyền qua ngày công, vật liệu. 

Bà Sết xúc động chia sẻ: "Tôi cảm ơn Đảng, chính quyền và bà con đã hỗ trợ làm cho tôi căn nhà mới! Từ giờ, tôi không còn phải lo nhà đổ mỗi khi trời mưa bão”. Qua công tác rà soát, xã Nghĩa Sơn có 25 hộ nghèo có nhu cầu được hỗ trợ về nhà ở năm 2025. Trong đó, 1 hộ là người có công với cách mạng được hỗ trợ xây mới; 24 hộ còn lại thuộc diện hộ nghèo với 22 hộ xây mới, 2 hộ sửa chữa. Đây là những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhà ở xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí mất an toàn khi mưa bão. 

Ông Nguyễn Cao Cường - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: "Ngay từ đầu năm 2025, thực hiện Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo theo chỉ đạo của tỉnh, Đảng ủy xã đã ban hành nhiều văn bản để triển khai hiệu quả. Các kế hoạch, quyết định, thông báo phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo đã được ban hành ngay trong tháng 2, thể hiện quyết tâm chính trị cao và sự chủ động của địa phương”. 

Đặc biệt, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân được Nghĩa Sơn triển khai mạnh mẽ từ xã đến các thôn. Cán bộ, đảng viên và nhân dân được thông tin đầy đủ đã tích cực chung tay vào cuộc.

Công tác rà soát, lập danh sách hộ nghèo có nhu cầu hỗ trợ được tiến hành minh bạch, đúng quy định, bảo đảm công bằng và đúng đối tượng. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể xã không chỉ làm tốt vai trò tuyên truyền mà còn trực tiếp huy động đoàn viên, hội viên, người dân tham gia hỗ trợ ngày công, vật liệu, góp phần giảm chi phí xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo. 

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân, đến nay, Nghĩa Sơn đã có 3 ngôi nhà hoàn thành và đưa vào sử dụng; 22 hộ còn lại đang trong quá trình thi công. "Từ các đợt kiểm tra thực tế, các công trình bảo đảm yêu cầu về diện tích, về nền - móng, khung - tường và mái bảo đảm vững chắc, phù hợp với điều kiện sống của người dân vùng cao. Ban Chỉ đạo xã thường xuyên phân công cán bộ theo dõi, giám sát tiến độ và chất lượng thi công để kịp thời hỗ trợ, điều chỉnh nếu cần thiết”- ông Nguyễn Cao Cường - Bí thư Đảng ủy xã cho biết thêm. 

Thời gian tới, Ban Chỉ đạo xã Nghĩa Sơn tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”. Công tác phân công cán bộ phụ trách theo dõi thôn sẽ được siết chặt hơn nữa, bảo đảm mỗi công trình được giám sát sát sao, hỗ trợ kịp thời. Nghĩa Sơn phấn đấu sẽ hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ nghèo trước ngày 31/5/2025. 

Hồng Duyên

Tags Nghĩa Sơn mái ấm hộ nghèo

Các tin khác
Một buổi giao lưu thể thao của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Văn Yên.

Huyện Văn Yên hiện có 71 cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông với 33.233 học sinh. Trong đó, có 25 trường mầm non công lập, 2 trường mầm non ngoài công lập, 9 nhóm trẻ độc lập, 9 trường tiểu học, 10 trường trung học cơ sở (THCS) và 16 trường liên cấp tiểu học - THCS.

Các em học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Yên Bái tham quan các gian trưng bày sách tại Chương trình Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Yên Bái năm 2025.

Đọc sách luôn là nét đẹp văn hóa, giúp con người mở rộng tri thức, hiểu biết trên mọi lĩnh vực, rèn luyện những kỹ năng, tình cảm và thói quen hữu ích. Tình yêu với sách không bao giờ là câu chuyện cũ. Thế nhưng, trước cuộc sống hiện đại, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã làm thói quen đọc sách của một bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái thay đổi và đang dần bị mai một. Khơi dậy thói quen đọc sách và hình thành văn hóa đọc trong mỗi gia đình, dòng họ, cộng đồng xã hội là việc làm cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), sáng 21/4, tại Trường THPT Nguyễn Huệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với một số ban, sở, ngành của tỉnh tổ chức Chương trình Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Yên Bái năm 2025.

Ảnh minh họa.

Ngày Sách và Văn hóa đọc (NS&VHĐ) Việt Nam lần thứ tư năm 2025 là sự kiện quan trọng nhằm lan tỏa tình yêu sách và khuyến khích văn hóa đọc trong cộng đồng. Với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra từ ngày 15/4 - 2/5 trên toàn quốc, sự kiện không chỉ tôn vinh giá trị của sách mà còn tạo cơ hội để độc giả kết nối, chia sẻ tri thức và phát triển thói quen đọc sách bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục