Cách ly ca mắc COVID-19 hiện nay khác gì so với trước đây?

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/5/2025 | 8:20:05 AM

Nếu như ở thời điểm bùng phát dịch COVID-19 (2020 và 2021), người nghi nhiễm và người mắc bệnh phải tuân thủ quy định cách ly nghiêm ngặt tại địa phương và cơ sở y tế. Giờ đây, khi chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang B, việc cách ly ca mắc COVID-19 sẽ như thế nào?

Các bệnh viện đã bố trí các khu riêng chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 (ảnh minh hoạ)
Các bệnh viện đã bố trí các khu riêng chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 (ảnh minh hoạ)

Mới đây (19/5), Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị các bệnh viện chuẩn bị khu cách ly sẵn sàng, dự phòng cho người bệnh COVID-19. Vậy cách ly trong bối cảnh hiện nay có khác gì so với thời điểm bùng phát dịch? Bởi từ tháng 10/2023, Bộ Y tế đã ban hành quyết định điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

Cách ly bệnh nhân COVID-19 không quá khắt khe

Theo bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị, sự gia tăng gần đây của các ca mắc COVID-19 là hiện tượng có thể dự đoán được, nhất là trong bối cảnh mùa hè đến gần.

"Mùa hè là thời điểm các virus đường hô hấp có xu hướng gia tăng, giống như cúm. Thêm vào đó, nhu cầu du lịch và các hoạt động tụ tập đông người cũng tăng mạnh, kéo theo nguy cơ lây lan cao hơn", bác sĩ Khiêm cho biết.

Tuy nhiên, ông khẳng định khả năng hình thành một đợt dịch lớn là không cao. Ở thời điểm hiện tại, số ca mắc chỉ phản ánh sự quay trở lại của virus, chưa có dấu hiệu bùng phát thành dịch trên diện rộng. Với người khỏe mạnh, đã tiêm vaccine đầy đủ, nếu mắc COVID-19 thì triệu chứng thường nhẹ, tương tự cúm mùa.

"Đối tượng cần đặc biệt lưu ý là người cao tuổi, người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch. Đây là những nhóm dễ gặp biến chứng nặng nếu nhiễm bệnh", bác sĩ Khiêm nhấn mạnh.

Theo bác sĩ Khiêm, hiện nay, việc cách ly chủ yếu được thực hiện trong các cơ sở y tế nhằm bảo vệ bệnh nhân có bệnh lý nền, không còn áp dụng rộng rãi như giai đoạn cao điểm năm 2021.

"Chúng tôi đã bố trí khu riêng để chăm sóc các bệnh nhân mắc COVID-19, nhưng điều kiện cách ly không còn khắt khe như trước”, bác sĩ Khiêm chia sẻ.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, Phó Trưởng phòng Cấp cứu truyền nhiễm, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, cho hay các bệnh do virus, đặc biệt là lây truyền qua đường hô hấp, thường diễn tiến theo từng "làn sóng" lên xuống.

Khi virus lan rộng trong cộng đồng, số ca mắc tăng vọt. Sau một thời gian, khi nhiều người đã nhiễm bệnh và có miễn dịch, số ca sẽ giảm. Nhưng khi miễn dịch suy yếu hoặc virus biến đổi, một "làn sóng" mới lại có thể xuất hiện.

Nếu được giám sát dịch tễ một cách chặt chẽ, đầy đủ và liên tục, ví dụ, thông qua xét nghiệm COVID-19 định kỳ tại tất cả bệnh viện tuyến trung ương và địa phương, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn cảnh, chính xác hơn về sự biến động của dịch bệnh.

Tuy nhiên, kể từ khi COVID-19 được hạ xuống nhóm B (tức là không còn được xếp vào nhóm đặc biệt nguy hiểm), việc giám sát không còn chặt chẽ như trước. Do đó, theo bác sĩ Thái, số ca mắc hiện nay chỉ phản ánh một phần thực tế.

"COVID-19 hiện nay là bệnh lưu hành, tức luôn tồn tại rải rác trong cộng đồng, có thể có người mắc bất kỳ lúc nào, từ nhẹ đến nặng. Đây không còn là một đợt bùng phát hay đại dịch mới", bác sĩ Thái nói.

Không cách ly người bệnh tập trung như trong đại dịch

Đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh cho hay việc "chuẩn bị sẵn sàng khu cách ly" không phải để cách ly người bệnh tập trung như trong đại dịch.

Theo đó các bệnh viện chỉ chuẩn bị các khu vực cách ly trong bệnh viện (có thể là 1-2 phòng bệnh tùy thuộc số lượng bệnh nhân) để tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19.

Việc này nhằm kiểm soát lây nhiễm bệnh cho các bệnh nhân đang mắc bệnh nặng, đặc biệt là những bệnh nhân phẫu thuật, người có bệnh nền.

Theo quy định về khám chữa bệnh hiện nay, các bệnh truyền nhiễm do virus, bệnh lây qua đường hô hấp khi điều trị tại bệnh viện đều phải nằm tại khoa truyền nhiễm để tránh lây nhiễm chéo cho các bệnh nhân khác.

"Ví dụ các bệnh truyền nhiễm nhóm B như cúm, lao phổi, thủy đậu, bệnh sởi... đều được khuyến cáo cách ly y tế để tránh lây nhiễm cộng đồng. Đối với COVID-19 việc cách ly tại cơ sở y tế cũng tương tự như vậy", Cục Quản lý khám chữa bệnh giải thích.

Người dân không nên chủ quan trước COVID-19

Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, Phó Trưởng phòng Cấp cứu truyền nhiễm, người dân vẫn nên duy trì ý thức phòng bệnh vì mầm bệnh luôn hiện diện, nếu không phải COVID-19 thì cũng là virus cúm, adeno hay các bệnh hô hấp khác.

Liên quan vấn đề cách ly, bác sĩ Thái cho biết nguyên tắc phòng bệnh qua đường hô hấp là giống nhau, nhưng cách tiếp cận hiện nay thay đổi nhiều so với giai đoạn COVID-19 còn được xếp vào nhóm A.

Trước đây, yêu cầu cách ly rất nghiêm ngặt, ví dụ người dân được khuyến cáo dùng khẩu trang N95 và giãn cách 2 mét là bắt buộc. Giờ đây, với việc COVID-19 được coi như cúm mùa hay bệnh sởi, chỉ cần các biện pháp phòng hộ cơ bản như đeo khẩu trang y tế thông thường và giữ khoảng cách hợp lý là đủ.

Cả hai chuyên gia đều cho rằng người dân không nên hoang mang hay lo lắng quá mức trước những đợt tăng nhẹ số ca mắc. Việc cảnh giác, giữ vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang ở nơi đông người hay khi có triệu chứng hô hấp vẫn là cần thiết, nhưng cần dựa trên hiểu biết đúng đắn, không hoảng loạn.

(Theo VOV)

Các tin khác
Hội đồng trẻ em tỉnh tham gia Hội nghị lấy ý kiến năm 2025 về các vấn đề trẻ em quan tâm hiện nay.

Thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đặc biệt là các hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em luôn được Tỉnh đoàn Yên Bái - Hội đồng Đội tỉnh đặc biệt quan tâm, chú trọng. Thông qua diễn đàn trẻ em các cấp, câu lạc bộ trẻ em, nhất là mô hình “Hội đồng trẻ em” (HĐTE) đã giúp trẻ em có quyền lên tiếng, được tham gia, thể hiện mình nhiều hơn trong học tập và cuộc sống, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, các em có cơ hội bày tỏ quan điểm, nguyện vọng của mình.

Ông Hồ Quang Huy.

Sau quá trình rà soát kỹ lưỡng, tiếp thu ý kiến góp ý, đại diện Bộ Tư pháp (cơ quan chủ trì soạn thảo Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC) khẳng định chưa điều chỉnh tăng mức xử phạt vi phạm hành chính. Các đề xuất liên quan đến tăng mức phạt sẽ tiếp tục được nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét khi thực hiện sửa đổi toàn diện.

Các thanh, thiếu niên tham gia “Học kỳ trong quân đội” năm 2024 được học và thực hành gấp chăn màn theo điều lệnh trong quân ngũ.

Chương trình “Học kỳ trong quân đội” đã chính thức bước sang năm thứ 13 được tổ chức. Kể từ lần đầu tiên được tổ chức đến nay, chương trình không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, đa dạng hình thức, đáp ứng nhu cầu của các “chiến sĩ nhí” và các bậc phụ huynh. “Học kỳ trong quân đội” năm 2025 đang đến thật gần, hứa hẹn mang đến cho thanh, thiếu niên trên địa bàn tỉnh một mùa hè đầy lý thú và bổ ích.

Miền Bắc mưa lớn, nguy cơ ngập úng ở vùng trũng thấp.

Dự báo thời tiết 23/5/2025, miền Bắc và Bắc Trung Bộ vào đợt mưa giông lớn, nguy cơ cường suất trên 120mm chỉ trong 1-3 giờ, đề phòng lũ quét và sạt lở. Tây Nguyên và Nam Bộ cũng mưa tầm tã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục