Sức xuân Khau Phạ

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/1/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Từ thành phố Yên Bái, theo quốc lộ 32 gần 5 giờ đồng hồ, qua những cung đường uốn lượn, chúng tôi đặt chân tới đèo Khau Phạ với điệp trùng ruộng bậc thang. Cuộc sống của đồng bào Mông xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải hôm nay đang bừng lên sức sống mới.

Bản định 
cư dưới chân đèo Khau Phạ.
(Ảnh: Thanh Ba)
Bản định cư dưới chân đèo Khau Phạ. (Ảnh: Thanh Ba)

Trụ sở UBND xã cùng hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 135, WB đã tạo nên bức tranh mới về diện mạo cho vùng quê núi này. Cùng đồng chí Sùng A Dê - Chủ tịch UBND xã Cao Phạ, chúng tôi đến thôn Kháo Nhà nằm cách trung tâm xã gần 10 cây số đường rừng. Trên suốt quãng đường đi, Sùng A Dê kể về sự đổi đời của gần 500 hộ người Mông nơi đại ngàn này.

Theo lời Chủ tịch Dê, ngày trước, để đến được những thôn này phải mất cả ngày đường đi bộ. Nhưng kể từ khi những con đường “ý Đảng lòng dân” được mở, từ khi người Mông hạ sơn định canh định cư xây dựng cuộc sống mới, Cao Phạ đã thay da đổi thịt. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã bừng lên sắc màu của sự no ấm.

Trong ngôi nhà gỗ khang trang, mái lợp phibrô xi măng được hỗ trợ từ Chương trình 134 của Chính phủ, chủ nhà - anh Mùa A Vàng đang tất bật cùng gia đình chuẩn bị đón tết. "Cũng như bao gia đình khác ở thôn Tống Khua này, cách đây chừng 5 năm về trước, gia đình tôi là một trong những hộ thuộc diện đói nghèo của xã. Con đông, cuộc sống du canh du cư khiến cho gia đình quẩn quanh trong cảnh đói nghèo".

Là lớp thanh niên tiến bộ, nghe theo Đảng, Nhà nước, gia đình anh Vàng đã tiên phong phá bỏ cây thuốc phiện, cùng cán bộ người Kinh hạ sơn rồi làm ruộng nước và trồng rừng kinh tế. Cứ thế, gia đình anh và các hộ trong thôn, trong xã đã dần dần thoát ra khỏi cái đói, cái nghèo. Hiện nay, xã Cao Phạ chỉ còn gần 40% số hộ thuộc diện nghèo theo tiêu chí mới. Hộ đói giáp hạt giờ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, chủ yếu là những hộ thuộc diện khó khăn đặc biệt như tàn tật, già yếu, neo đơn...

Có thêm những phân hiệu trường học được mở mới tại các thôn bản khó khăn, xã đã có trên 90% trẻ em được cắp sách tới trường. Đặc biệt, cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được triển khai sâu rộng tới từng thôn bản, hộ gia đình đã xóa dần những hủ tục lạc hậu tồn tại lâu đời trong đời sống sinh hoạt của đồng bào, thay vào đó là nếp sống văn minh, chất lượng cuộc sống của người dân được quan tâm, ngày thêm nâng cao.

Thêm những vụ lúa bội thu, Cao Phạ lại thêm một năm thắng lợi với nhiều chỉ tiêu về kinh tế – xã hội đạt và vượt kế hoạch. Điều đó cho thấy, sự chỉ đạo linh hoạt, hiệu quả của Đảng bộ, chính quyền địa phương. Những năm gần đây, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính quyền xã không ngừng được kiện toàn, bảo đảm trình độ, năng lực và uy tín trước dân. Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố vững mạnh, 9/9 thôn, bản đã thành lập được chi bộ Đảng. Đội ngũ đảng viên có học vấn, năng lực từng bước được trẻ hóa. “Đảng có mạnh thì dân mới giàu” và nói như Chủ tịch Sùng A Dê thì đội ngũ cán bộ lãnh đạo năng động, đổi mới chính là đòn bẩy, là động lực tạo nên sự thay da đổi thịt đáng mừng ở Cao Phạ.

Những thửa ruộng bậc thang xanh rì chạy dài. Nhịp sống dưới chân đèo Khau Phạ đang ngày một sinh sôi. Những kỳ tích của Đội du kích Khau Phạ năm xưa vẫn còn được truyền kể, nay đang tiếp thêm nguồn sinh khí, thêm nghị lực và quyết tâm để người Mông Cao Phạ làm nên những mùa xuân mới thật diệu kỳ.

Thanh Tân 

Các tin khác

YBĐT – Với phong trào “Phụ nữ giúp nhau xoá đói giảm nghèo có địa chỉ” và nhiệm vụ “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế làm giàu chính đáng” đã được các hội viên, đặc biệt là hội viên phụ nữ nghèo tỉnh Yên Bái hưởng ứng tham gia tích cực.

Tiết mục “Múa cầu mùa” của người Dao Nga hoàng tại Hội diễn nghệ thuật quần chúng huyện Trấn Yên năm 2007.

YBĐT - Sau một năm thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh Yên Bái về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, trên địa bàn toàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Ngành văn hoá - thông tin đã chủ động đưa các hoạt động văn hóa về cơ sở. Nhiều cấp ủy, chính quyền cơ sở đã thực sự quan tâm đến các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển văn hóa; có cơ sở đã tổ chức tốt việc lồng ghép nhiệm vụ, nội dung thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, thu hút nguồn lực xã hội với việc thực hiện mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

Nghề phụ của phụ nữ dân tộc Thái ở xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

YBĐT - Năm 2007, phong trào hoạt động của hội phụ nữ các huyện, thị, thành phố đều tập trung hướng về cơ sở, bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhiệm vụ của hội cấp trên để xây dựng kế hoạch, đổi mới nội dung và hình thức hoạt động, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở hội.

YBĐT - Người ta thường ví rằng “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”; Nhưng một điều đáng bàn là thanh niên hiện nay có thực sự khoẻ mạnh để phục vụ chính bản thân, gia đình và cho đất nước? Chỉ bằng một con số cụ thể dễ dàng giải đáp phần nào điều đó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục