Yên Bái: Khó khăn trong dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện ma túy sau cai

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/3/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Phải thừa nhận rằng, cấp ủy Đảng và chính quyền ở một số địa phương cơ sở và một số ban ngành chưa có nhận thức đầy đủ và chưa thực sự vào cuộc, vẫn còn có biểu hiện trông chờ, né tránh trách nhiệm...

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Sở LĐTB XH thăm mô hình làm ghế đá của các đối tượng cai nghiện tại khu B Trung tâm Cai nghiện tỉnh.
(Ảnh: Tô Anh Hải)
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Sở LĐTB XH thăm mô hình làm ghế đá của các đối tượng cai nghiện tại khu B Trung tâm Cai nghiện tỉnh. (Ảnh: Tô Anh Hải)

Ngày 20 tháng 4 năm 2007, UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và thí điểm tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện ma túy sau cai nghiện giai đoạn 2006-2010”. Qua năm đầu tiên thực hiện, Đề án đã đạt được một số kết quả.

Nhìn chung, công tác cai nghiện phục hồi của tỉnh bước đầu đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động; công tác tuyên truyền đã đựơc tăng cường triển khai bằng nhiều hình thức tới xã, phường, thôn, bản và tổ dân phố.

Đã kết hợp các nội dung tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội với công tác xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn mại dâm, ma túy. Đã áp dụng đa dạng hình thức cai nghiện: cai nghiện tập trung tại Trung tâm Cai nghiện tỉnh (có 428 đối tượng, đạt 95,1% kế hoạch năm, trong đó có 73 đối tượng tự nguyện và 355 đối tượng cưỡng chế); cai nghiện tại gia đình và cộng đồng (350 đối tượng, đạt 116% kế hoạch năm), trong đó, cai nghiện tập trung giữ vai trò chủ đạo và đạt  được kết quả tốt kể cả về số lượng và chất lượng.

Cai nghiện tại cộng đồng có nhiều cố gắng đặc biệt là các huyện Văn Chấn, Trạm  Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên, góp phần hạn chế gia tăng số người nghiện, góp phần ổn định trật tự xã hội trên địa bàn. Công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người nghiện sau cai cũng đã có những chuyển biến tích cực, nhất là vay vốn giải quyết việc làm tại các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, chế biến nhỏ.

Đối với việc cai nghiện tập trung, do cơ chế hỗ trợ ngân sách cho cai nghiện tại các trung tâm chỉ có 12 tháng, trong khi thời gian cai nghiện đòi hỏi phải 24 tháng, đồng thời, do sức ép về kinh phí nên  các trung tâm phải tăng cường tổ chức lao động tạo nguồn kinh phí để ăn và duy trì các hoạt động, nên ít có thời gian dành cho các hoạt động khác như: giáo dục, học nghề, thể thao…, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục đối tượng. Bên cạnh đó, tỉnh chưa có địa điểm, cơ sở vật chất cho việc tập trung cai nghiện quản lý đối tượng là nữ giới.

 Tuy nhiên, việc thực hiện Đề án này cũng còn đứng trước nhiều khó khăn. Trước hết, có thể nhận thấy công tác xây dựng kế hoạch cai nghiện, lập hồ sơ đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc ở một số huyện, thị còn chậm. Thực hiện chỉ tiêu cai nghiện tập trung năm 2007 đến 15/12 mới đạt 83% kế hoạch năm. Liên quan đến vấn đề chất lượng cai nghiện, suất đầu tư cho công tác cai nghiện tại cộng đồng còn thấp: chỉ có 80.000đ/người/tháng, trong khi việc hỗ trợ đối ứng của địa phương còn rất hạn chế do ngân sách khó khăn, gia đình đối tượng lại thường rất nghèo không có khả năng đóng góp.

Một thực tế nữa là còn nhiều đối tượng chưa được cai nghiện. Phải thừa nhận rằng, cấp ủy Đảng và chính quyền ở một số địa phương, cơ sở và một số ban ngành chưa có nhận thức đầy đủ và chưa thực sự vào cuộc, vẫn còn có biểu hiện trông chờ, né tránh trách nhiệm, chưa có kế hoạch phân công, biện pháp quản lý đối tượng sau cai tại cộng đồng, dẫn đến việc nhiều đối tượng về địa phương sau một thời gian đều bị tái nghiện.

Cùng với đó, việc tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện ma túy sau cai cũng còn rất nhiều khó khăn. Trong việc tổ chức dạy nghề cho người đang cai nghiện, chưa có cơ chế hỗ trợ kinh phí dạy nghề cho đối tượng đang cai nghiện là người thuộc khu vực thành thị và nông thôn vùng thấp, trong khi đó một bộ phận không ít đối tượng ở vùng cao lại không có trình độ học vấn, chưa đủ điều kiện để học nghề mà hoạt động dạy nghề còn hạn chế như đã nêu.

Những hạn chế trong công tác quản lý, tạo việc làm  cho người nghiện sau cai có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Phần lớn người nghiện sau cai và gia đình còn mặc cảm, thiếu quyết tâm trong việc tự rèn luyện vươn lên và tự tìm việc làm.

Mặt khác, cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể ở cơ sở cũng chưa có kế hoạch và giải pháp cụ thể, thường xuyên để giải quyết tốt vấn đề này, nhiều cơ quan, đơn vị không muốn nhận lại đối tượng để giúp đỡ, tạo điều kiện có thu nhập và môi trường tốt phát huy hiệu quả công tác cai nghiện…

Tiếp tục thực hiện Đề án, năm 2008, Yên Bái đặt mục tiêu cai nghiện cho 800 lượt đối tượng trong đó cai tập trung 450 lượt đối tượng, tại gia đình và cộng đồng 350 lượt đối tượng; dạy nghề cho 150-200 người đang cai nghiện; tạo việc làm cho 300-400 người đang cai nghiện và sau cai; đồng thời tiếp tục xây dựng mới 10 xã, phường lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm.

Để đạt được mục tiêu này cũng như kế hoạch cả giai đoạn triển khai Đề án thì những giải pháp để khắc phục những khó khăn, tồn tại trên là điều cần sớm thực hiện.

     Thu Hạnh

Các tin khác

YBĐT - Yên Bái là tỉnh ở vùng núi Tây Bắc có 29 dân tộc anh em sinh sống. Rừng ở Yên Bái xưa có nhiều cây thuốc bản địa tồn tại như: đẳng sâm, sa nhân, ba kích, cẩu tích, thiên niên kiện, thổ phục linh, hoài sơn, bổ cốt toái, hà thủ ô, huyết đẳng cùng nhiều cây thuốc nam kinh nghiệm dân gian của nhân dân các dân tộc sinh sống trên đất rừng Yên Bái từ ngàn năm đã góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

YBĐT - Trong năm 2007, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã chỉ đạo cơ sở, khảo sát xây dựng và ra mắt các làng, bản, tổ dân phố văn hóa, đồng thời triển khai các văn bản liên quan đến công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

Mẫu rau do Cục Bảo vệ thực vật lấy từ ruộng thí nghiệm của tiến sĩ Khải.

Ngày 8-9/3, việc gieo trồng rau xà lách, cải xanh để thử nghiệm thuốc "tăng vọt" đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Kết luận sẽ có khoảng giữa tháng 4.

Ngày 10/3 tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 14 Tiểu ban Phòng chống bệnh lở mồm long móng khu vực Đông Nam Á với sự tham gia của 8 quốc gia khu vực và Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã khai mạc, hội nghị đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ khống chế hoàn toàn được dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục