Tổng kiểm tra sách giáo khoa trên toàn quốc
- Cập nhật: Thứ tư, 26/3/2008 | 12:00:00 AM
Những ngày gần đây, Bộ GD&ĐT có công văn gửi các Sở GD&ĐT trong cả nước đề nghị bắt đầu chiến dịch tổng kiểm tra, đánh giá về chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK) phổ thông, từ lớp 1 đến lớp 11 và CT - SGK thí điểm phân ban lớp 12. Đây là một cuộc tổng kiểm tra có quy mô lớn nhất kể từ khi chúng ta bắt đầu thực hiện cải cách giáo dục phổ thông theo CT - SGK mới.
HS tiểu học cũng đang chịu sức ép quá tải từ học hành.
|
Hiện nay, tại trường THCS, thời khoá biểu kín mít cả tuần, trung bình 1 ngày 5 tiết học, mỗi tiết cô giáo giao tối thiểu là 3 bài tập về nhà, như vậy ít nhất một ngày các em phải làm tới 15 bài tập ở nhà, trong khi chương trình lại đòi hỏi học sinh tiếp thu và làm bài tập ngay trên lớp. Vậy nên, phần lớn các em lăn lóc ra để làm bài tập, làm đến quên ăn, quên ngủ.
Mục tiêu của đợt tổng kiểm tra này nhằm đánh giá một cách khách quan, chính xác những ưu khuyết điểm của CT - SGK phổ thông, từ đó đưa ra giải pháp để tiếp tục hoàn thiện CT - SGK. Hạn chót của đợt tổng kiểm tra này là 15/4/2008.
Thời điểm Bộ GD&ĐT gửi công văn tới các Sở GD&ĐT cũng là lúc Bộ đang triển khai nhiều giải pháp để hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh các cấp bỏ học (báo chí đã phản ánh), trong đó có giải pháp kiểm tra, đánh giá lại CT - SGK xem có quá tải hay không, có bất hợp lý hay không, nhất là với học sinh miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Ngay trong bản báo cáo tình trạng học sinh bỏ học cấp tiểu học, Vụ Tiểu học của Bộ GD&ĐT cũng đã thẳng thắn nhìn nhận, có nguyên nhân từ CT - SGK chưa được hợp lý, chưa thích hợp với học sinh các vùng miền. Câu chuyện học sinh phải học quá nhiều, CT - SGK quá tải, nhiều nội dung môn học không hợp lý đang đè nặng lên vai học trò một lần nữa được xới lại với rất nhiều nghịch lý khiến tất cả chúng ta không thể bàng quan!
Bà Tôn Tuyết Dung, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie (TP.HCM), cho rằng CT-SGK một số môn, một số bài không sát với đối tượng học, nếu không muốn nói là phản khoa học. Ví dụ, sách Khoa học lớp 5 có bài 2, 3 (trang 7): “Nam, nữ khác nhau về mặt sinh học là: nam thì có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng, nữ thì có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng”. Một bài khác đề cập: “Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. Sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng gọi là thụ tinh”. Tiếp theo là câu hỏi: “Các hình dưới đây, theo bạn hình nào cho biết thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, 9 tháng?”... Bà Dung đặt vấn đề: “Thử hỏi các khái niệm trừu tượng về cơ quan sinh dục, về tinh trùng, về quá trình thụ tinh có thật cần thiết cho học sinh lớp 5 không? Xin để cho các nhà giáo dục, phụ huynh lên tiếng”.
Theo một số giáo viên, bên cạnh việc quá tải về thời lượng kiến thức thì ở nhiều môn, nội dung bài giảng cũng có vấn đề. Cấp THPT hiện đang có 2 bộ sách: chuẩn và nâng cao nhưng ở một số môn có hiện tượng "vênh" nhau về kiến thức.
Qua nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của học sinh của một số chuyên gia sư phạm, chuyên gia tâm lý, một số nhà khoa học thì việc học hành căng thẳng, áp lực thi cử còn gây cho các em chứng "rối nhiễu tâm lý" như: mệt mỏi, căng thẳng, chán ăn, thậm chí có em còn bị hoang tưởng, ám ảnh. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới kỹ năng sống của học trò và làm mất đi tuổi thơ của các em!.
(Theo VnMedia)
Các tin khác
Ngày 25/3, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định huy động nguồn vốn khoảng 30.000-35.000 tỷ đồng để lập quỹ quay vòng cho một chu kỳ học 5 năm cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay để trang trải học phí và các khoản sinh hoạt phí.
YBĐT - Hội phụ nữ xã Bảo ái, huyện Yên Bình (Yên Bái) gồm 1.120 hội viên được chia làm 16 chi hội cơ sở. Là một xã thuần nông, lao động nữ chiếm gần 50% nên việc vận động phụ nữ học tập, áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất được xác định là nhiệm vụ hàng đầu.
YBĐT - Trong những năm qua, ngành Toà án nhân dân tỉnh Yên Bái đã khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu vươn lên, chủ động đầu tư trang thiết bị, nâng cao trình độ cho đội ngũ thẩm phán, thư ký và hội thẩm nhân dân, tạo sự chuyển biến mới trong công tác giải quyết các loại án.
YBĐT - Công tác tuyên tuyền ATVSTP cần được tập trung triển khai sâu rộng đối với đối tượng là phụ nữ. Sở dĩ, đối tượng phụ nữ cần được tuyên truyền sâu rộng, bởi họ là lực lượng cơ bản trong chăn nuôi và sản xuất rau quả thực phẩm; là đối tượng chủ yếu trong kinh doanh hàng quán ăn uống; là đối tượng đa số trong cung thực phẩm tại các chợ; là nhân vật chủ lực trong việc tổ chức bữa ăn hàng ngày cho mỗi gia đình...