Y tế Nậm Mười nỗ lực vì sức khoẻ nhân dân

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/3/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT – Bằng sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ y tế Nậm Mười, nhận thức của người dân đã được nâng lên rõ rệt, không còn cúng ma mỗi khi nhà có người đau ốm. Chỉ tính riêng trong quý I năm 2008, trạm khám chữa bệnh cho trên 100 lượt người, trong đó khám tại trạm 70 lượt, khám tại nhà 30 lượt, trên 90% trẻ em từ 6 - 36 tháng tuổi được uống VitaminA và tiêm vacxin phòng bệnh đợt I.

Từ trung tâm huyện lỵ Văn Chấn (Yên Bái), vượt chặng đường hơn 40 cây số, chúng tôi mới đến được trạm y tế xã Nậm Mười, nơi những thầy thuốc của vẫn ngày đêm miệt mài với công việc để khám chữa bệnh cứu người. Còn nhớ cách đây 5 năm về trước, người dân Nậm Mười gặp rất khó khăn, lúc khoẻ mạnh đã đành, khi ốm đau không biết chạy chữa ra sao, lên huyện thì xa mà đến trạm xá thì thiếu thốn đủ thứ. Thế nhưng bây giờ đã khác người dân xã vùng cao này đã có trạm y tế với đầy đủ các phương tiện khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ngay tại cộng đồng.

Tiếp chuyện chúng tôi, ông Cầm Ngọc Sâm - Trưởng trạm y tế xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn (Yên Bái) cho biết: Trạm có 4 người; trong đó có 2 y sỹ, 1 y tá sơ học, 1 nữ trung hoc y tế kiêm cấp phát thuốc và đảm nhiệm phần việc hộ sinh. Với một địa bàn rộng, đông dân cư với trên 3.000 nhân khẩu, trong đó 98% là đồng bào Dao, do vậy, với mỗi cán bộ yê tế nơi đây ngoài nghiệp vụ chuyên môn họ phải kiêm thêm công tác dân vận, tuyên truyền cho người dân hiểu, thực hiện nếp sống văn minh cũng như lợi ích của việc khám chữa bệnh.

Khó khăn về trang thiết bị, cơ sở vật chất, giao thông, thông tin liên lạc, và biên chế cán bộ y tế còn có thể khắc phục nhưng trở ngại về lối sống cách nghĩ cộng với các hủ tục lạc hậu trong cuộc sống sinh hoạt của người dân đã làm những người thầy thuốc của trạm bao lần phải khốn đốn.

Để xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích của việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng, đội ngũ cán bộ thày thuốc của trạm y tế Nậm Mười đã thay nhau cùng công tác viên y tế thôn bản xuống nắm tình hình tại  cơ sở, thông qua các buổi họp thôn để tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức của người dân trong sinh hoạt hàng ngày.

Cùng với đó là việc xây dựng được một mạng lưới y tế cơ sở vững chắc tại thôn bản luôn, có mặt kịp thời những khi cần thiết tại các gia đình xa trung tâm mỗi khi đau ốm, sinh nở. Vì vậy hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân của trạm trong những năm qua luôn đảm bảo và phát huy tốt hiệu quả các chương trình y tế quốc gia trên địa bàn.

Bên cạnh đó, trạm còn thành lập ban giám sát dịch cúm gia cầm, thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình lao, chiến dịch phòng chống HIV/AIDS, duy trì công tác khám chữa bệnh thường xuyên tại trạm, hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc theo đơn, hàng tháng họp giao ban tại các cơ sở để triển khai nhiệm vụ y tế kịp thời khám, chữa bệnh cho người dân.

Bằng sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ y tế Nậm Mười, nhận thức của người dân đã được nâng lên rõ rệt, không còn cúng ma mỗi khi nhà có người đau ốm. Chỉ tính riêng trong quý I năm 2008, trạm khám chữa bệnh cho trên 100 lượt người, trong đó khám tại trạm 70 lượt, khám tại nhà 30 lượt, trên 90% trẻ em từ 6 - 36 tháng tuổi được uống VitaminA và tiêm vacxin phòng bệnh đợt I.

Công tác giáo dục truyền sức thông khoẻ sinh sản - KHHGĐ đến được tất cả 8/8 thôn bản. Các chương trình y tế Quốc gia được trạm triển khai sâu rộng trong toàn xã, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, tư vấn cho các bà mẹ mang thai khám đủ 3 lần trong 3 thời kỳ, hướng dẫn các kiến thức nuôi dạy con theo khoa học được truyền thông hướng dẫn tới các bà mẹ mang thai và nuôi con nhỏ. Vì thế trong nhiều năm qua, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở Nậm Mười giảm đáng kể, từ 39% năm 2005 xuống còn  29,1%năm 2008.

Thanh Tân

Các tin khác
Khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tại Phòng khám Đa khoa Hữu nghị 103 Yên Bái.

YBĐT - Được thành lập từ tháng 8/2006, trên cơ sở sáp nhập Đội Vệ sinh phòng dịch - Sốt rét và Đội Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) có chức năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng; phòng chống HIV/AIDS; phòng chống bệnh xã hội; an toàn vệ sinh thực phẩm; chăm sóc sức khoẻ sinh sản và truyền thông giáo dục sức khoẻ trên địa bàn huyện.

Thay vì hỗ trợ 15.000 đồng cho một gia cầm bị tiêu hủy như hiện nay, sắp tới, mức hỗ trợ sẽ được nâng lên 20.000 - 22.000 đồng, tương đương 70% giá trị gia cầm theo giá thị trường.

HS tiểu học cũng đang chịu sức ép quá tải từ học hành.

Những ngày gần đây, Bộ GD&ĐT có công văn gửi các Sở GD&ĐT trong cả nước đề nghị bắt đầu chiến dịch tổng kiểm tra, đánh giá về chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK) phổ thông, từ lớp 1 đến lớp 11 và CT - SGK thí điểm phân ban lớp 12. Đây là một cuộc tổng kiểm tra có quy mô lớn nhất kể từ khi chúng ta bắt đầu thực hiện cải cách giáo dục phổ thông theo CT - SGK mới.

Ngày 25/3, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định huy động nguồn vốn khoảng 30.000-35.000 tỷ đồng để lập quỹ quay vòng cho một chu kỳ học 5 năm cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay để trang trải học phí và các khoản sinh hoạt phí.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục