Nỗi lo sự học vùng cao

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/4/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Năm học 2007-2008, Trường phổ thông liên cấp 2+3 Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) có 12 lớp (cả khối THCS và THPT) với tổng số 370/749 học sinh, đạt 49,4% kế hoạch tuyển sinh. Trong đó, học sinh khối THPT có 8 lớp, 275 học sinh; khối THCS 4 lớp, 95 học sinh. So với đầu năm học, toàn trường giảm 101 học sinh, chiếm 21,4% (trong đó: 76 học sinh bỏ học (16%) và 25 học sinh chuyển trường (5,3%); phần lớn học sinh bỏ học là học sinh khối THPT đến từ các xã vùng cao (70 em).

Vào thời gian này, công tác tuyển sinh rồi chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp bậc học THPT đang là vấn đề thời sự nhất. Nào là thi vào trường này, ban nọ, khối kia; chả là chị bạn hàng xóm tôi suốt ngày than thở đến tôi cũng phải nóng hết cả bụng. Rồi lại còn chuyện chị phải lo chạy đi chạy lại đến UBND xã chứng nhận cho con mình thuộc diện ưu tiên vùng cao để được cộng điểm ưu tiên tốt nghiệp, ưu tiên thi vào một trường chuyên nghiệp nào đấy, đi đi lại lại 2-3 lượt mới xin được chữ ký ông chủ tịch. Lần thì làm hỏng, lần làm đúng thì văn thư của xã đóng dấu sai chức danh. Vùng cao là vậy, biết kêu ai? Kết lại là không ai không lo, vì sức học của con mình ở huyện, lại vùng cao thi tốt nghiệp đã khó nói gì đến thi đại học!

Thực tế, Trường phổ thông liên cấp 2+3 Trạm Tấu là trường duy nhất của huyện có học sinh bậc học trung học phổ thông nằm ở trung tâm huyện lỵ. Năm học 2007-2008, toàn trường có 12 lớp (cả khối THCS và THPT) với tổng số 370/749 học sinh, đạt 49,4% kế hoạch tuyển sinh. Trong đó, học sinh khối THPT có 8 lớp, 275 học sinh; khối THCS 4 lớp, 95 học sinh. So với đầu năm học, toàn trường giảm 101 học sinh, chiếm 21,4% (trong đó: 76 học sinh bỏ học (16%) và 25 học sinh chuyển trường (5,3%); phần lớn học sinh bỏ học là học sinh khối THPT đến từ các xã vùng cao (70 em). Hầu hết bỏ học với lý do gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn, các em lại là lực lượng lao động chính trong gia đình; một phần cũng vì kiến thức "hổng" từ ở lớp dưới, cấp học dưới nên học không hiểu sinh ra chán nản; một số học sinh lo không đỗ tốt nghiệp sẽ phí công và thời gian theo học 3 năm nên cũng bỏ...

Mặc dù nhà trường đã rất cố gắng, tập trung nhiều giải pháp để thuyết phục vận động nhưng dường như không mấy biến chuyển. Qua kết quả khảo sát đầu năm học, toàn trường có đến 191 học sinh có học lực yếu kém, chiếm 50,2% (trong đó: học sinh khối THCS chiếm 57,1%, học sinh THPT chiếm 47,8%). Hạnh kiểm tốt chỉ chiếm 39,2%, hạnh kiểm trung bình, yếu gần 10%, còn lại trung bình. Về kết quả thi tốt nghiệp năm học 2006-2007, năm đầu tiên hưởng ứng cuộc vận động "Hai không" của Bộ Giáo dục & Đào tạo, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp (lần 1) bậc THPT của Trường chỉ đạt 4,8%, tức 6/123 em dự thi. Khi kết quả đã chứng minh thực chất, thì trò lại bảo tại cô, cô lại đổ cho học trò dốt!

Nhưng còn một nghịch lý nữa là khi một ai đó đến trường thì cứ có cảm giác như đang đến một khu du lịch. Nhất là vào ban đêm: ánh điện nhấp nháy xanh đỏ rực rỡ ngay khi đặt chân vào cổng trường, đâu phải cảnh một trường học! Trong trường thì điều kiện cơ sở vật chất khá đầy đủ: phòng máy vi tính (với 23 giàn máy), phòng thư viện, phòng thực hành, thí nghiệm các bộ môn phục vụ giảng dạy và học tập; một sân chơi hoạt động thể dục, thể thao trên 1.000m2 với đầy đủ dụng cụ phục vụ cho các môn thể thao như bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông (có đến 5 bộ cột cầu lông, 2 sân lưới chơi bóng chuyền) rồi đến 6 bồn hoa, nhiều loại cây cảnh, hòn non bộ... các kiểu dáng (29 cây xanh bóng mát). Song với điều kiện cơ sở vật chất như vậy thì chất lượng giáo dục & đào tạo lại không đáp ứng yêu cầu của sự phát triển?

Đó là còn chưa kể đến hầu hết các gia đình ngay ở thị trấn thôi, mới có con đi học mẫu giáo đã nơm nớp, lo lắng cho sự học của con sau này. Đã có rất nhiều gia đình có ông, bà nội, ngoại ở thành phố, thị xã đều gửi con xuống học. Có nhà còn chấp nhận xuống thuê nhà trọ cho cả 2 chị em xuống thị xã tự bảo ban nhau học ngay từ khi bước vào THCS... Thiết nghĩ, các cấp, các ngành cần chung tay vào cuộc, sớm có giải pháp thiết thực để tháo gỡ bài toán khó giải về sự học ở Trạm Tấu để đó không còn là nỗi lo của những bậc cha, mẹ đã phải chịu cảnh thiệt thòi đang từng ngày đóng góp cho công cuộc xây dựng quê hương ở vùng cao.

  Ngọc Ly

 

Các tin khác

Tính đến ngày 16/4, dịch tai xanh đã xuất hiện ở 470 xã, phường thuộc 36 huyện, thị, thành phố của 7 tỉnh, gồm: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Nam, Nghệ An, Lâm Đồng, Thừa Thiên-Huế và Thái Bình; trong đó Thái Bình là tỉnh mới nhất có dịch.

Phun thuốc khử trùng phòng bệnh tiêu chảy cấp tại bệnh viện Bạch Mai

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho biết tại buổi họp giao ban phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm chiều 16-4, tại Hà Nội.

YBĐT - Năm 2007 và 3 tháng đầu năm 2008, cơ quan MTTQ tỉnh Yên Bái đã tiếp nhận 67 đơn thư khiếu nại, tố cáo các loại. Trong đó, trực tiếp 25 đoàn, 5 đoàn có từ 4 đến 10 người trở lên.

Các khoản thu được công khai minh bạch nên nhiều địa phương huy động tốt sức dân phát triển giao thông nông thôn.

YBĐT - Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, Trung tâm giao dịch “một cửa” huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã chứng thực được gần 1.700 việc, thu nộp ngân sách trên 7,7 triệu đồng; cấp gần 100 giấy phép các loại, trong đó có 66 giấy phép kinh doanh với số vốn 2,7 tỷ đồng; cấp trên 2623 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trên 1800 hồ sơ giao dịch về đất đai đảm bảo quyền và lợi ích của công dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục