Phòng chống xâm hại trẻ em vùng cao: Còn lắm khó khăn

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/4/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trong mấy năm trở lại đây, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được chú trọng quan tâm. Công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là đối với trẻ lang thang, cơ nhỡ, tàn tật, mồ côi và tai nạn rủi ro được quan tâm đã góp phần giúp các em xóa bỏ mặc cảm, hòa nhập cuộc sống đời thường. Tuy nhiên ở những xã vùng cao, vùng khó khăn, công tác này chưa thực sự đạt hiệu quả.

Vẫn còn nhiều trẻ em vùng cao phải lao động sớm.
Vẫn còn nhiều trẻ em vùng cao phải lao động sớm.

Chúng tôi đã đến gia đình anh Hờ Vản Tồng ở thôn Háng Bla Ha, xã Khao Mang (Mù Cang Chải). Trong gian nhà đơn sơ, có 5 - 6 đứa trẻ sàn sàn nhau. Cháu lớn hơn độ 11 - 12 tuổi vừa theo cha đi nương về với bó củi rất to trên lưng. Nơi vùng cao này, những việc như vậy là bình thường với những đứa trẻ ấy. Rời Mù Cang Chải, xuôi xuống An Lương (Văn Chấn), chúng tôi đến thôn Tặng Chan. Trong một ngôi nhà thấp tè, chủ nhà là ông Dương Văn Phúc cùng những đứa con chuẩn bị đi nương. Đang ở độ tuổi mà đúng ra phải được đến trường vui chơi, học tập cùng chúng bạn thì những cháu nhỏ này lại phải đi nương giúp cha mẹ lo cái ăn cái mặc thường ngày.

Ở vùng cao, kinh tế còn kém phát triển, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, trình độ dân trí còn thấp, trẻ em thất học còn nhiều và tình trạng trẻ em phải lao động sớm cũng còn phổ biến. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng của công tác phòng chống xâm hại trẻ em vùng cao là chế độ phụ cấp dành cho đội ngũ những người làm công tác dân số chưa tương xứng. Bên cạnh đó, theo chị Hà Thị Mộng Hoài - Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em huyện Văn Chấn thì: “Việc sắp xếp, chuyển đổi cơ quan theo Nghị định 13, 14 của Thủ tướng Chính phủ cũng gây tâm lý không mấy nhiệt tình của đội ngũ cán bộ làm công tác dân số".

 

Phút nghỉ ngơi sau những giờ lao động mệt nhọc.

Thực hiện Đề án 19 của Chính phủ về chăm sóc, hỗ trợ ba đối tượng là trẻ em lang thang, trẻ em phải lao động sớm, trẻ em bị xâm hại tình dục, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em huyện Văn Chấn đã tiến hành chọn thí điểm tập huấn nâng cao nhận thức cho phụ huynh, học sinh về tình trạng trẻ có nguy cơ bị xâm hại tình dục, phải lao động sớm tại các xã có nguy cơ cao là Thạch Lương. Phúc Sơn, Tú Lệ, Sơn A. Hàng năm đều duy trì lồng ghép các hoạt động tuyên truyền theo các chương trình khác của ngành dân số.

Riêng năm 2007, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em huyện đã tổ chức tập huấn cho 60 đối tượng là các bậc phụ huynh, các trưởng thôn, bản; một lớp cho các đối tượng là học sinh bậc trung học cơ sở, bí thư chi đoàn thôn, bản về việc nâng cao nhận thức phòng chống xâm hại tình dục trẻ em tại cộng đồng đồng thời trang bị kiến thức cho những trẻ em gái biết cách tự bảo vệ mình. Tuy nhiên, bước sang năm 2008, theo Nghị định 13, 14 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em nên hoạt động hầu như ngừng trệ.

Ở xã Nghĩa Tâm, Phù Nham từ đầu năm đã xảy ra 2 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Cán bộ của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em huyện Văn Chấn đã phối hợp với công an, chính quyền địa phương giải quyết, song chưa rõ hiệu quả sẽ ra sao bởi cơ quan đang trong giai đoạn giải thể để sáp nhập. Với những khó khăn và thách thức ấy, liệu Đề án 19 của Chính phủ có đạt được hiệu quả như mong muốn?

 Thanh Tân

Các tin khác
Cán bộ y tế xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai.

YBĐT - Thời gian qua, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã tổ chức chiến dịch tăng cường đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình đến vùng nghèo, vùng có mức sinh cao tại 4 xã, phường: Nghĩa Lợi, Nghĩa An, Tân An, Cầu Thia.

YBĐT - Năm học 2007-2008, Trường phổ thông liên cấp 2+3 Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) có 12 lớp (cả khối THCS và THPT) với tổng số 370/749 học sinh, đạt 49,4% kế hoạch tuyển sinh. Trong đó, học sinh khối THPT có 8 lớp, 275 học sinh; khối THCS 4 lớp, 95 học sinh. So với đầu năm học, toàn trường giảm 101 học sinh, chiếm 21,4% (trong đó: 76 học sinh bỏ học (16%) và 25 học sinh chuyển trường (5,3%); phần lớn học sinh bỏ học là học sinh khối THPT đến từ các xã vùng cao (70 em).

Tính đến ngày 16/4, dịch tai xanh đã xuất hiện ở 470 xã, phường thuộc 36 huyện, thị, thành phố của 7 tỉnh, gồm: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Nam, Nghệ An, Lâm Đồng, Thừa Thiên-Huế và Thái Bình; trong đó Thái Bình là tỉnh mới nhất có dịch.

Phun thuốc khử trùng phòng bệnh tiêu chảy cấp tại bệnh viện Bạch Mai

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho biết tại buổi họp giao ban phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm chiều 16-4, tại Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục