Nông dân Bình Thuận với mục tiêu xoá đói giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/4/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Bình Thuận là xã vùng sâu đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn (Yên Bái), trên 60% là đồng bào dân tộc Tày, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn. Người dân còn hạn chế về trình độ học vấn nên hướng nông dân tới nền sản xuất hàng hoá, trong đó chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất gặp không ít khó khăn.

Mô hình trồng chè giống mới của hội viên Nguyễn Hữu Cảng chi hội Khe Bon cho thu nhập 60 triệu đồng/năm.
Mô hình trồng chè giống mới của hội viên Nguyễn Hữu Cảng chi hội Khe Bon cho thu nhập 60 triệu đồng/năm.

Toàn xã có 857 hội viên sinh hoạt tại 19 chi hội, hầu hết các thôn, bản đều có chi hội nông dân. Việc đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, xây dựng các làng, bản văn hoá được triển khai đến tất cả các chi hội. Song với đặc thù của một xã vùng sâu vừa mới được xét vào diện đặc biệt khó khăn, cộng với giao thông cách trở, khí hậu khắc nghiệt, phương thức canh tác manh mún lạc hậu tự cung tự cấp nên việc triển khai các nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo tới hội viên còn chậm, đời sống của các hội viên vẫn gặp nhiều khó khăn. Một số chi hội xa trung tâm xã, việc đưa giống, vốn tới chậm, gieo trồng không đúng kỹ thuật, thiếu phân bón làm năng suất cây trồng không như mong muốn. Cây lúa, cây ngô tra trên nương hay gieo cấy dưới ruộng chỉ làm cỏ xới xáo chờ ngày cho thu hạt chứ chưa có thói quen đầu tư chăm sóc bón phân, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như nông dân vùng thấp nên gần 300 ha lúa nước năng suất bình quân chỉ đạt trên 30 tạ/ha; 125 ha sắn, 41 ha ngô và 58 ha cây mầu khác năng suất trung bình đạt rất thấp. Người dân cần cù chịu khó, tiềm năng về đất đai và nhân lực là rất lớn thế nhưng vẫn còn tới trên 70% số hộ nghèo là hội viên các chi hội.

Tập hợp, thu hút nông dân vào tổ chức hội chính là con đường ngắn nhất giúp nông dân có nhiều hơn cơ hội tiếp cận với KHKT, nhất là có thêm các điều kiện để giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Từ đây các hội viên đã dần quen với cách trồng cấy theo lịch thời vụ, cách chăm bón theo kỹ thuật. Bên cạnh việc tăng cường mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho bà con, năm 2007, Hội nông dân xã còn phối hợp với Trạm khuyến nông huyện Văn Chấn xây dựng một số mô hình về giống lúa mới năng suất cao có đầu tư phân bón theo đúng kỹ thuật, xây dựng mô hình trồng cây đậu tương, chăn nuôi trâu bò tại một số chi hội có tiềm năng về đồng cỏ tự nhiên. Để tạo điều kiện cho những hội viên nghèo có vốn phát triển kinh tế, trong quý I năm 2008, Ban chấp hành hội nông dân xã đã xây dựng dự án vay vốn 120 cho 10 hội viên với mức vay tối đa 20 triệu đồng/hộ, lãi suất 0,65%/tháng để khuyến khích những hội viên phát triển kinh tế gia đình. Cùng với đó là việc xây dựng các mô hình kinh tế tổng hợp với mức thu nhập bình quân trên 70 triệu đồng/năm được đẩy mạnh tại các chi hội, đến nay đã thành lập được 4 mô hình kinh tế hộ của các gia đình hội viên với mức thu nhập 70 triệu đồng mỗi năm đó là mô hình kinh tế của gia đình hội viên Đặng Thị Phiến ở thôn Đát Tờ, Nguyễn Duy Mạnh thôn Khe Mười, Hoàng Thị Hiến thôn Quăn 3 và Nguyễn Hữu Cảng thôn Khe Bon.
 
Để giúp hội viên tiếp cận với các mô hình phát triển kinh tế mới, Ban chấp hành Hội nông dân xã đã chọn các hội viên tiêu biểu tại các chi hội đi tham quan và học tập mô hình kinh tế tổng hợp, mô hình nuôi nhím tại tỉnh Sơn La, Cao Bằng. Bằng hình thức hỗ trợ một nửa về giống, làm chuồng, 2 chi hội là thôn Buông 1 và Rịa 2 được chọn để triển khai thí điểm mô hình nuôi nhím này. Sau 3 tháng thử nghiệm mô hình nuôi nhím đã cho hiệu quả và đem lại thu nhập cho các gia đình hội viên, được triển khai và nhân rộng ra các chi hội khác.

Hiện nay, hội viên nông dân và bà con trong xã đang đẩy mạnh bảo vệ tốt diện tích rừng đầu nguồn, rừng khoanh nuôi tái sinh, trồng mới hàng trăm ha rừng phòng hộ, đồng thời xây dựng các mô hình kinh tế vườn rừng tổng hợp tại các chi hội, khuyến khích các phong trào phát triển kinh tế trong từng hội viên. Cách làm này đã giúp Hội nông dân Bình Thuận triển khai có kết quả mục tiêu xoá nghèo một cách bền vững.

 Thanh Tân

Các tin khác

YBĐT - Thời gian qua, ngành tư pháp Yên Bái đã chỉ đạo phòng tư pháp các huyện, thị, thành phố tập trung vào 5 nội dung chính như: tổ chức nghiên cứu học tập và quán triệt theo tinh thần của Nghị quyết; công tác xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự và công tác bổ trợ tư pháp.

Giải ngân cho vay xuất khẩu lao động ở huyện vùng cao Mù Cang Chải.

YBĐT - Năm 2003, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái được thành lập và đi vào hoạt động. Khi thành lập, Ngân hàng mới thực hiện 2 chương trình cho vay là cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, cho vay vốn giải quyết việc làm với dư nợ 174 tỷ đồng và sau 5 năm hoạt động đã cho vay 7 chương trình với tổng dư nợ trên 450 tỷ đồng; dư nợ bình quân mỗi năm tăng trên 22%.

Làm thủ tục vào phòng thi

Ngày 22/4, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị tập huấn về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2008 và công bố nhiều thông tin mới về kỳ thi tốt nghiệp năm nay.

Bà Đào Thị Mai Hoa - Giám đốc Trung tâm COHED hướng dẫn học viên kỹ năng truyền thông qua hình thức nghệ thuật.

YBĐT - Vừa qua, Trung tâm Hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc miền núi (SUDECOM) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và Phát triển Hà Nội (COHED) tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông và chuyển đổi hành vi qua hình thức nghệ thuật cho 20 tập huấn viên và tuyên truyền viên chủ chốt của ban điều hành dự án các cấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục