Hội Phụ nữ Vũ Linh: Tham gia phát triển kinh tế địa phương

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/5/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Hội Phụ nữ xã Vũ Linh, huyện Yên Bình (Yên Bái) hiện có 717 hội viên sinh hoạt ở 17 chi hội, chiếm trên 80%.Trong những năm qua, Hội phụ nữ Vũ Linh đã tích cực vận động chị em thực hiện tốt 5 chương trình trọng tâm của Hội, góp phần quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo.

Trước sự lây lan của dịch cúm gia cầm, mô hình chăn nuôi gà tập trung quy mô vừa và nhỏ được chị em áp dụng.
Trước sự lây lan của dịch cúm gia cầm, mô hình chăn nuôi gà tập trung quy mô vừa và nhỏ được chị em áp dụng.

Trên lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, Hội Phụ nữ xã đã phối hợp với Khuyến nông và các dự án tập huấn cho hàng ngàn lượt hội viên về trồng lúa cao sản, nuôi lợn lái, nuôi gà thả vườn, nuôi cá.. Do được tập huấn, chị em các giống lúa lai, lúa thuần có khả năng kháng bệnh và năng suất cao vào gieo cấy ở 90% diện tích lúa nước; trồng  ngô lai, trồng sắn cao sản, trồng rau màu kết hợp với chăn nuôi… Hiện nay, Vũ Linh đang hình thành nhiều vùng kinh tế.

Trong đó, có mô hình thu nhập từ cây ngô mỗi năm đạt từ 10 đến 20 triệu đồng của các hộ: Nguyễn Thị An, Lý Thị Nhàn, ở thôn Đồng Chằm; Nguyễn Thị Lan, Lương Thị Hiền, Chu Thị Nguyệt ở thôn Làng Đình; Hoàng Thị Chanh, ở thôn Ba Luồn; Hà Thị Hạnh, Đồng Thị Phúc ở thôn Đồng Hen. Các hộ có thu nhập 40 đến 60 triệu đồng từ rừng như các hộ: Nguyễn Thị Đào ở thôn Ngòi Tu; Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Sửu ở thôn Làng Đình; Nga Thị Chương ở thôn Ba Luồn; Trần Thị Phượng, Hà Thị Hạnh ở thôn Đồng Hen; Vi Thị Liên, Hà Thị Phương ở thôn Trại Máng…Chăn nuôi có thu nhập từ 30 đến 50 triệu đồng/ năm có chị Đặng Thị Sinh, Vũ Thị Vượng, Nguyễn Thị Đào ở thôn Ngòi Tu; Vũ Thị Huyền, Phùng Thị Yên ở thôn Quyên…

Nhằm giúp chị em có vốn để kinh doanh và đầu tư mô hình kinh tế hộ, Hội đã thực hiện chương trình uỷ thác với Ngân hàng Chính sách -Xã hội huyện tạo điều kiện cho 454 chị vay vốn với số tiền 2 tỷ 122 triệu đồng. Ngoài ra, các chi hội còn thành lập được tổ phụ nữ tín dụng tiết kiệm với số tiền gần 10 triệu đồng và 10.472 kg thóc. Nguồn vốn trên đã giúp cho chị em nghèo vay vốn không tính lãi. Ngoài ra, chị em hàng năm còn giúp nhau hàng trăm công lao động, cây con giống các loại, giúp  nhau bằng vật liệu trị giá hàng chục triệu đồng.

Do sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích, chị em đều trả lãi đúng kỳ hạn, nhiều năm không để xảy ra tình trạng nợ xấu, ảnh hưởng đến uy tín của các tổ chức. Nhiều gia đình đã thoát nghèo vươn lên mức sống trung bình và khá giả như gia đình chị Phạm Thị Hà ở thôn Làng Đình. Từ một hộ nghèo, do chịu khó làm ăn đã mua sắm được nhiều trang thiết bị đồ dùng sinh hoạt gia đình. Mỗi năm, chị bán ra thị trường gần 1 tấn lợn hơi; nuôi lợn lái, 2 con trâu, trồng 1 ha sắn... thu nhập 30 triệu đồng/ năm. Hay chị Lê Thị Hạnh ở thôn Làng Mấy, trước kia là hộ nghèo của xã, thì nay một năm cũng bán ra thị trường trên 1 tấn lợn hơi, chăn nuôi trâu, kết hợp trồng sắn, trồng rừng… thu nhập 25 triệu đồng/ năm.

Hiện nay, qua đánh giá toàn xã có trên 200 hộ có thu nhập từ 50 triệu đồng/ năm; gần 200 hộ có thu nhập từ 20 đến 30 triệu đồng/ năm, xã chỉ còn 73 hộ nghèo, Vũ Linh phấn đấu sẽ xóa từ 15 đến 20 hộ nghèo mỗi năm.

Thái Hưng

Các tin khác
Từ nguồn vốn tín chấp của hội, nhiều hội viên đã đầu tư hiệu quả cho sản xuất cây màu. (Ảnh Thanh Tân)

YBĐT - Hoà Cuông là một xã vùng thấp của huyện Trấn Yên (Yên Bái) có 2.501 nhân khẩu với 4 dân tộc anh em Kinh, Tày, Nùng và Cao Lan cùng chung sống chủ yếu bằng nghề nông. Xã có 8 thôn, đa số đời sống của bà con còn gặp nhiều khó khăn.

Diễu hành đi bộ hưởng ứng “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2008 tại thành phố Yên Bái. (Ảnh: Thế Cường)

YBĐT - Năm 2007, các cấp hội phụ nữ tỉnh Yên Bái đã phối hợp tổ chức trên 20 buổi tuyên truyền nâng cao kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và cấp phát tài liệu, tờ rơi; lồng ghép tổ chức trên 30 buổi tập huấn cho hơn 1.000 cán bộ hội từ chi, tổ trở lên.

Tập thể dục giữa giờ của học sinh Trường PTCS xã Túc Đán (Trạm Tấu).
(Ảnh:  Văn Tuấn)

YBĐT - Từ trụ sở UBND xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đi khoảng nửa giờ xe máy đến thôn Háng Tầu, sau đó mất hơn 2 tiếng đồng hồ đi bộ trên những con đường đèo dốc gập ghềnh, chúng tôi đến với bản Tống Trong – một trong những bản xa nhất và khó khăn nhất của xã. Cả bản có 41 hộ dân thì đến 50% số hộ thường xuyên phải hỗ trợ cứu đói.

Khởi công xây dựng nhà chữ thập đỏ cho gia đình ông Nguyễn Văn Thế ở tổ 52, phường Đồng Tâm, TP Yên Bái là thương binh hạng 4/4. (Ảnh: Tuấn Bình)

YBĐT - Hưởng ứng thông điệp “Cùng nhau hành động để giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu” nhân Ngày Quốc tế Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ, các cấp hội Chữ thập đỏ Yên Bái cần chú trọng phòng ngừa và ứng phó thảm họa tại cộng đồng, nêu cao vai trò nòng cốt của Hội trong các hoạt động khi có thiên tai xảy ra, thực hiện tốt kế hoạch phòng ngừa ứng phó thảm hoạ, nhằm giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu gây lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục