Yên Bái: Để mục tiêu BHYT toàn dân thành hiện thực

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/5/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Mặc dù là tỉnh miền núi, kinh tế chậm phát triển, nhưng đến nay 60,3% dân số Yên Bái đã được tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 5,5% so với năm 2007. Với tấm thẻ bảo hiểm quí giá, nhiều người dân đã được hưởng lợi khi khám chữa bệnh (KCB), chăm sóc sức khỏe bản thân.

Bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT.
Bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT.

Trong tổng số 441.959 thẻ BHYT được phát, có 96.981 thể thuộc đối tượng bắt buộc, 2897.016 thẻ thuộc đối tượng người nghèo, 47.501 thẻ tự nguyện học sinh và 10.461 đối tượng nhân dân. Khó có thể nói hết được hiệu quả mà chiếc thẻ BHYT đem lại cho người bệnh, đặc biệt là những người đối tượng nghèo, đối tượng vùng 135. Bà Nguyễn Thị Hà một nông dân ở thành phố Yên Bái vừa trải qua phẫu thuật chích u bướu, tâm sự: “Gia đình làm nông nghiệp nên đời sống gặp nhiều khó khăn, rất may tôi đã tham gia mua bảo hiểm theo diện tự nguyện, có thẻ BHYT, chúng tôi rất yên tâm vì tất cả chi phí đều do Nhà nước chi trả”.  

Những kết quả trên là sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh uỷ – HĐND – UBND tỉnh, sự phối hợp hiệu quả của các ban ngành, các tổ chức đoàn thể, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp; sự phối hợp trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện của ngành y tế, của các cơ sở KCB trong tỉnh.  Từ đó đã huy động sự đóng góp của người sử dụng lao động, các tổ chức, cá nhân để thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Qua triển khai các hoạt động, nhận thức của nhân dân về chính sách BHYT đã được nâng lên, nhân dân đã hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm của mình khi tham gia BHYT và dần trở thành thói quen tham gia BHYT và KCB bằng thẻ BHYT. Tại nhiều địa phương do có sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương mà loại hình BHYT tự nguyện được mở rộng, đã có 7/9 huyện, thị xã, thành phố thành lập Ban chỉ đạo BHYT tự nguyện do đồng chí phó chủ tịch UBND làm trưởng ban và các thành viên là các ban, ngành đoàn thể vì vậy số người tham gia BHYT học sinh và nhân dân duy trì và phát triển. Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 57 ngàn đối tượng tham gia BHYT tự nguyện và BHYT học đường.

 Số lượng đối tượng tham gia bảo hiểm tăng, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và cán bộ cho ngành y tế qua thời gian cũng được đầu tư ngày càng tốt hơn, các dịch vụ y tế đến gần dân hơn. Với 203 đơn vị KCB, trong đó có 8 bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương, 34  bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện ngành, phòng khám đa khoa và 161 trạm  y tế xã phường, số bệnh nhân được KCB và chi phí khám chữa bệnh BHYT tăng hàng năm. Năm 2005, chi phí KCB BHYT là 20,2 tỷ đồng; năm 2006 tăng lên là 41,9 tỷ đồng; năm 2007 số chi phí này đã tăng lên 63,3 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa là nhiều bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nghèo được KCB ngay từ cơ sở. 

Dù đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi nhưng có thể thấy  BHYT vẫn còn những vấn đề tồn tại. Trong cuộc họp đánh giá chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, ông Nguyễn Văn Minh – Phó giám đốc BHXH tỉnh thẳng thắn thừa nhận: Dù đã thu được nhiều kết quả nhưng BHYT vẫn còn những tồn tại. Đó là những nhầm lẫn trong quá trình thực hiện như sai họ, tên, tuổi, trùng sót, phát thẻ chậm… làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng dù quyền lợi của người tham gia bảo hiểm được mở rộng, giá dịch vụ kỹ thuật, giá thuốc tăng, tình hình bệnh tật diễn biến phức tạp dẫn đến mất cân đối trong thu – chi quỹ BHYT, năm 2007 bội chi 8 tỷ đồng. Vấn đề lạm dụng quỹ KCB vẫn chưa được khắc phục, tình trạng lạm dụng từ phía bệnh nhân, thầy thuốc khá phổ biến. Công tác tuyên truyền còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa nhân dân còn chưa hiểu rõ quyền lợi được hưởng và trách nhiệm khi tham gia BHYT và KCB BHYT.

Để mục tiêu BHYT toàn dân vào năm 2010 thành hiện thực thì cần có nhiều giải pháp phải thực hiện, trong đó lĩnh vực BHYT tiếp tục cần có sự quan tâm và chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong việc củng cố, nâng cao chất lượng quản lý trong thực hiện BHYT bắt buộc. UBND tỉnh cần có văn bản chỉ đạo các ngành liên quan xây dựng đề án và lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, chỉ đạo để thực hiện BHYT tự nguyện trong học sinh với mục tiêu củng cố y tế học đường và chăm sóc sức khoẻ cho học sinh ngay tại trường do đây là đối tượng rất lớn, có nhiều thuận lợi trong tuyên truyền và tổ chức thực hiện.

Các địa phương đã có ban chỉ đạo BHYT tự nguyện cần tiếp tục củng cố, hoàn thiện và hoạt động để chỉ đạo thực hiện BHYT tự nguyện tại địa phương mình quản lý. Các ngành chức năng: y tế, lao động - thương binh và xã hội, bảo hiểm xã hội và chính quyền các cấp tiếp tục làm tốt việc lập danh sách hộ nghèo, người nghèo và cấp phát, sử dụng thẻ BHYT nhằm tạo điều kiện thuận lợi và để bảo vệ quyền lợi cho đối tượng KCB.

Ngành y tế cần rà soát lại các cơ sở KCB,  nhất là cơ sở KCB tuyến xã ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa cần có đủ điều kiện theo quy định để  có thể KCB tại xã. HĐND các cấp tăng cường kiểm tra giám sát về thực hiện chính sách BHYT, chống việc lạm dụng quỹ KCB BHYT, qua đó giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc khi tổ chức triển khai và thực hiện. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người hiểu rõ chính sách của Đảng và Nhà nước về BHYT, hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia BHYT.

Nguyễn Đình

Các tin khác

YBĐT - Tích Cốc là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Yên Bình (Yên Bái), với 427 hộ, gồm 5 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao và Cao Lan chung sống. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền nơi đây đã tập trung chỉ đạo và triển khai có hiệu quả các giải pháp bảo đảm quốc phòng - an ninh, phát huy sức mạnh toàn dân tham gia giữ gìn an ninh trật tự (ANTT), bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) phục vụ đắc lực các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa quyết định đình chỉ lưu hành trên toàn quốc đối với sản phẩm thuốc tiêm Heparin, lô SX: 70448, 70587, 70699, 70056, 70136, 70276, 70097, 70137, 70279 do Công ty Rotexmedica GmbH Arzneimittelwerk (Đức) sản xuất.

Trẻ em khuyết tật ở Trung tâm SOS Yên Bái. (Ảnh: Minh Thúy)

YBĐT - Triển khai thực hiện Nghị định 67/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ra Quyết định số 1683/QĐ-UBND ngày 15/10/2007 quy định chế độ trợ giúp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh, đồng thời tiến hành rà soát đối tượng bảo trợ xã hội toàn tỉnh năm 2008.

Kè chống lũ Ngòi Thia, xã Nghĩa Lợi (TX Nghĩa Lộ).

YBĐT - Xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) nằm ở trung tâm Mường Lò, có vị trí địa lý hết sức quan trọng, tuy nhiên hệ thống giao thông chưa được nâng cấp, lại có hai con suối Thia và suối Nung chảy qua, khi có mưa lũ dễ bị chia cắt, rất khó khăn trong việc cứu hộ, cứu nạn cho nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục