Hình ảnh Bác giữa lòng Nghĩa Lộ
- Cập nhật: Thứ sáu, 16/5/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Những ngày giữa tháng năm, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thị xã Nghĩa Lộ rất đông khách thăm quan. Họ không chỉ là những người con của thị xã Nghĩa Lộ, các huyện trong tỉnh Yên Bái mà cả những du khách từ các tỉnh bạn đến tham quan, cùng về thăm Bác tại thị xã Nghĩa Lộ.
Người dân Văn Chấn, Nghĩa Lộ nói riêng và nhân dân các dân tộc miền Tây Bắc nói chung có mong ước được gặp Bác Hồ khi Người còn sống và được viếng lăng khi Người đi xa. Thực hiện nguyện vọng đó ngày 3/9/1980 UBND tỉnh Hoàng Liên Sơn trước đây đã chủ trương xây dựng khu tưởng niệm Bác Hồ tại trung tâm huyện lỵ Văn Chấn (nay là thị xã Nghĩa Lộ).
Ngày 2/7/1982, Đảng bộ và nhân dân Văn Chấn, Nghĩa Lộ đã khởi công xây dựng khu tưởng niệm Bác Hồ. Công trình hoàn thành vào dịp kỷ niệm 93 năm ngày sinh nhật Bác. Khu tưởng niệm có tổng diện tích 2,78ha, được mô phỏng theo Khu nhà sàn của Bác tại thủ đô Hà Nội, bao gồm các hạng mục chính: nhà bảo tàng Hồ Chí Minh, nhà sàn Bác Hồ, vườn cây, ao cá Bác Hồ.
Khu tưởng niệm Hồ Chí Minh tại thị xã Nghĩa Lộ là một trong 13 chi nhánh của Bảo Tàng Hồ Chí Minh, mỗi năm đón tiếp gần 15.000 lượt khách. Quần thể vườn cây ao cá, nhà sàn và những đồ dùng phục chế gồm bộ quần áo kaki, đôi dép cao su, trên 200 cuốn sách và hơn 1000 tranh ảnh, bút tích các thước phim tư liệu về thân thế sự nghiệp của Bác Hồ. Đó là những di sản vô cùng quí báu cả về hiện vật và giá tri tinh thần, là kho tàng kiến thức vô cùng quý giá để mỗi thế hệ người dân Nghĩa Lộ được nghiên cứu học tập.
Những hiện vật này cũng như lời căn dặn nhắc nhở, động viên mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Nghĩa Lộ nói riêng và nhân dân các dân tộc Tây Bắc nói chung phấn đấu vươn lên để xây dựng quê hương đất nước.
Vườn cây ăn quả trong khu tưởng niệm Bác Hồ có trên dưới 400 loại cây, được nhân dân các dân tộc và một số đồng chí lãnh đạo trong tỉnh Yên Bái trồng. Ao cá trước nhà sàn được thiết kế theo giống hình bản đồ địa giới hành chính của huyện Văn Chấn, Nghĩa Lộ. Công trình vừa thể hiện tấm lòng tôn kính của nhân dân đối với Bác Hồ vừa cho người dân nơi đây cảm giác gần gũi hơn với Bác.
Ngôi nhà sàn Bác Hồ được dựng lên giữa trung tâm vùng Mường Lò, đơn sơ và gần gũi với cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền Tây Bắc. Mỗi lần qua đây, người Kinh, người Thái, người Mông, người Mường, người Dao… ai ai cũng cảm động và niềm vui hạnh phúc bởi ngay tại đây, ngay tại quê hương của mình, họ luôn có thể nhìn thấy hình ảnh vị lãnh tụ, thiên tài của dân tộc Việt Nam.
Sau 25 năm đi vào hoạt động, Khu tưởng niệm Bác Hồ tại thị xã Nghĩa Lộ đã trở thành địa điểm sinh hoạt tư tưởng, sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân vùng Mường Lò, Nghĩa Lộ. Các cấp chính quyền thị xã Nghĩa Lộ và đặc biệt là những người dân trong vùng thường xuyên đến báo công với Bác về những thành tích đã đạt được và để học tập, thực hiện những lời dạy của Người.
Đã thành thông lệ những buổi lễ kết nạp đội viên cho các em học sinh của các trường trong thị xã Nghĩa Lộ tổ chức tại đây như được dưới sự chứng kiến của Bác. Hôm nay, Bác đã đi xa, nhưng các em vẫn ghi sâu lời dạy của Bác, cố gắng tu dưỡng và học tập để xứng đáng với tình yêu mà Bác đã giành cho các em thiếu nhi.
Một giờ ngoại khoá của các em mẫu giáo tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thị xã Nghĩa Lộ.
Các em nhỏ mẫu giáo thường xuyên được các cô tổ chức những buổi ngoại khoá tại Khu tưởng niệm của Bác. Ngôi nhà sàn, ao cá, từng nhành cây ngọn cỏ đi vào tâm hồn trẻ thơ, giúp các em khắc sâu những lời dạy cảu Bác mà thêm yêu quê hương đất nước.
c¸c em
Những buổi sinh hoạt của các cụ trong Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh… đều được tổ chức định kỳ tại Khu tưởng niệm Bác. Các cụ đến đây để cùng nhau vui chơi, ca hát trong khuôn viên trong lành, dịu mát của Khu tưởng niệm, để cùng sống vui, sống khoẻ, sống có ích như lời dạy của Bác.
Sau gần 13 năm tái lập, thị xã Nghĩa Lộ giờ đã phát triển thành một trung tâm chính trị - văn hoá - kinh tế phía Tây của tỉnh Yên Bái. Nhớ lời dạy của Bác, được mang hình ảnh Bác giữa lòng Thị xã, Đảng bộ nhân dân các dân tộc Nghĩa Lộ đang ra sức phấn đấu xây dựng Nghĩa Lộ trở thành Thị xã văn hoá vào năm 2010.
Khu tưởng niệm Hồ Chí Minh thị xã Nghĩa Lộ là một kho tàng, một thiết chế văn hoá nằm trong hàng loạt các thiết chế văn hoá có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nó có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống chính trị - văn hoá - xã hội của nhân dân các dân tộc vùng Mường Lò nói chung, nhân dân các dân tộc vùng Tây Bắc nói riêng đang được gìn giữ và phát triển.
Thanh Ba
Các tin khác
YBĐT - Mặc dù là tỉnh miền núi, kinh tế chậm phát triển, nhưng đến nay 60,3% dân số Yên Bái đã được tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 5,5% so với năm 2007. Với tấm thẻ bảo hiểm quí giá, nhiều người dân đã được hưởng lợi khi khám chữa bệnh (KCB), chăm sóc sức khỏe bản thân.
YBĐT - Tích Cốc là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Yên Bình (Yên Bái), với 427 hộ, gồm 5 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao và Cao Lan chung sống. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền nơi đây đã tập trung chỉ đạo và triển khai có hiệu quả các giải pháp bảo đảm quốc phòng - an ninh, phát huy sức mạnh toàn dân tham gia giữ gìn an ninh trật tự (ANTT), bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) phục vụ đắc lực các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa quyết định đình chỉ lưu hành trên toàn quốc đối với sản phẩm thuốc tiêm Heparin, lô SX: 70448, 70587, 70699, 70056, 70136, 70276, 70097, 70137, 70279 do Công ty Rotexmedica GmbH Arzneimittelwerk (Đức) sản xuất.
YBĐT - Triển khai thực hiện Nghị định 67/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ra Quyết định số 1683/QĐ-UBND ngày 15/10/2007 quy định chế độ trợ giúp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh, đồng thời tiến hành rà soát đối tượng bảo trợ xã hội toàn tỉnh năm 2008.