Không để bất cứ học sinh nào không có sách học vì tăng giá

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/5/2008 | 12:00:00 AM

Ngày 17/5, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân cho biết, tinh thần của Chính phủ trong năm học mới 2008 - 2009, không để bất cứ một học sinh nào không có sách để học vì lý do tăng giá sách giáo khoa (SGK).

SGK - một phần không thể thiếu với học sinh.
SGK - một phần không thể thiếu với học sinh.

Theo tinh thần trên, từ mùng 5/9 bắt đầu khai giảng năm học mới, nếu đến mùng 10/9 mà những học sinh có hoàn cảnh khó khăn chưa mua được sách sẽ được mua sách với giá ưu đãi. Như vậy, là sẽ cố gắng sau khai giảng một tuần sẽ không có học sinh nào không có sách để học. Bộ sẽ có chỉ đạo để các Sở GD&ĐT phối hợp với các nhà trường để thực hiện vấn đề này.

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, việc tăng giá SGK lần này thực chất là vì không thể cưỡng lại tình hình tăng giá cả chung. Tuy nhiên, việc tăng giá sách lần này với nguyên tắc là tăng không quá 10% đối với tất cả các bộ sách từ lớp 1 đến lớp 12. Đảm bảo tất cả những đối tượng “nhạy cảm” của xã hội không bị ảnh hưởng bởi việc này.

Theo giải thích của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, trong thực tế giá cả từ năm 2002 - 2007 đã tăng rất nhiều nhưng giá SGK từ năm 2002 - 2007 không hề thay đổi. Vừa qua có yêu cầu phải in sách kịp thời trước khi bước vào năm học mới nên ngay từ đầu năm Nhà xuất bản giáo dục đã ký hợp đồng với các nhà in, vì Nhà xuất bản không làm khâu in ấn chỉ tập trung lo làm nội dung sách. Khâu in sách là phải qua đấu thầu, nên sau đó hàng chục nhà in tham gia vào, nhưng khâu đấu thầu từ đầu năm đã không thành công, vì giá tương đối thấp các nhà in thấy không có lời cho họ nên không muốn tham gia.

Từ đầu năm, mặc dù việc tăng giá chưa lường hết được nhưng phía Nhà xuất bản cũng đề nghị các nhà in cùng chia sẻ vấn đề này. Vì vậy, lúc đó Nhà xuất bản mới ký được hợp đồng in SGK vào đầu năm với các nhà in. Nhưng sau một thời gian thì giá giấy tăng, các chi phí nguyên liệu khác cũng tăng, lúc đó, các nhà in thông báo không in SGK tiếp, có thể chấp nhận chịu phạt vì phá hợp đồng nhưng không in tiếp nữa. Mà nếu không in SGK từ đầu năm thì không thể có đủ SGK vào ngày từ đầu năm học tới.

Bên cạnh đó, giá sách giáo khoa không nằm trong danh mục mặt hàng thuộc nhà nước quy định giá và bù lỗ. Giá SGK do Nhà xuất bản quyết định nhưng trong quá trình làm phải có ý kiến của Bộ Tài chính. Về nguyên tắc Nhà nước không bù lỗ việc in SGK, nên nếu để tăng tự nhiên thì giá sách tăng rất cao, ước tính theo giá cả cuối tháng 4 chi phí để cho việc in sách sẽ phải tăng thêm 20% so với năm 2007.

Nếu tăng như vậy thì “rất găng” nên phía bộ GD&ĐT đã báo cáo với Chính phủ, trong lúc Chính phủ chưa trả lời thì Nhà xuất bản nói với nhà in cứ in đi, sẽ tìm giải pháp để các nhà in không phải chịu lỗ, vì lúc đó giá sách chưa quyết định được. Sau đó, Bộ GD&ĐT mới đề nghị với Chính phủ hai phương án. Một là tăng giá sách, hai là Nhà nước phải bù lỗ, việc bù lỗ này ước tính là 55 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết, đối với bậc tiểu học, bộ sách mới tăng 3.300 đồng so với bộ cũ, như vậy mua một bộ SGK mới dùng trong 9 tháng thì tăng 3.300 đồng, bình quân 1 tháng tăng gần 400 đồng. Bộ SGK tăng giá cao nhất là khoảng 12.000 đồng trong một năm học, tính trung bình là tăng 1.300 đồng/1 tháng/1 bộ SGK. Nhìn chung việc tăng giá SGK như vậy không gây ảnh hưởng lớn đến người có thu nhập bình thường.

Còn những đối tượng khác thì sẽ được đảm bảo hỗ trợ, như trẻ em ở vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc… Dự kiến, năm nay có 1,6 triệu trẻ em thuộc đối tượng không thể mua sách sẽ được phát sách miễn phí. Đối với những học sinh khó khăn ít hơn thì sẽ phát phiếu giảm giá, ước tính chi phí khoảng 5 tỷ đồng dành cho khoảng1 triệu học sinh được phát phiếu giảm giá. Ngoài ra, khoảng 70.000 - 80.000 con em liệt sĩ, thương binh còn đang theo học được tặng SGK. Nhà xuất bản giáo dục dự tính dành khoảng 3 - 5 tỷ mua lại SGK cũ để sau đó bán lại với giá rẻ hoặc để tặng cho học sinh khó khăn đến ngày khai trường mà vẫn không có sách.

Tinh thần của việc tăng SGK lần này thực chất là trong hoàn cảnh giá cả tăng và tình hình lạm phát tăng cao nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng chia sẻ, nhưng cũng chỉ những người dân nào có khả năng thì chia sẻ còn bất cứ ai không có điều kiện thì không phải chia sẻ, nhà nước vẫn lo.

(Theo VnMedia)

Các tin khác

YBĐT - Những ngày giữa tháng năm, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thị xã Nghĩa Lộ rất đông khách thăm quan. Họ không chỉ là những người con của thị xã Nghĩa Lộ, các huyện trong tỉnh Yên Bái mà cả những du khách từ các tỉnh bạn đến tham quan, cùng về thăm Bác tại thị xã Nghĩa Lộ.

Bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT.

YBĐT - Mặc dù là tỉnh miền núi, kinh tế chậm phát triển, nhưng đến nay 60,3% dân số Yên Bái đã được tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 5,5% so với năm 2007. Với tấm thẻ bảo hiểm quí giá, nhiều người dân đã được hưởng lợi khi khám chữa bệnh (KCB), chăm sóc sức khỏe bản thân.

YBĐT - Tích Cốc là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Yên Bình (Yên Bái), với 427 hộ, gồm 5 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao và Cao Lan chung sống. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền nơi đây đã tập trung chỉ đạo và triển khai có hiệu quả các giải pháp bảo đảm quốc phòng - an ninh, phát huy sức mạnh toàn dân tham gia giữ gìn an ninh trật tự (ANTT), bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) phục vụ đắc lực các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa quyết định đình chỉ lưu hành trên toàn quốc đối với sản phẩm thuốc tiêm Heparin, lô SX: 70448, 70587, 70699, 70056, 70136, 70276, 70097, 70137, 70279 do Công ty Rotexmedica GmbH Arzneimittelwerk (Đức) sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục