Đổi mới công tác đánh giá giáo dục là yêu cầu cấp bách

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/5/2008 | 12:00:00 AM

Nhận định trên được Giáo sư – tiến sĩ khoa học Phạm Đỗ Nhật Tiến (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đưa ra tại hội thảo khoa học “Giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”, do Viện Nghiên cứu Giáo dục – Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức mới đây.

Theo tiến sĩ Phạm Đỗ Nhật Tiến, dù đã có nhiều đổi mới trong giáo dục ở nước ta nhưng công tác đánh giá giáo dục vẫn chỉ dừng lại ở cách thức mô tả chung chung của mấy chục năm trước. Trong khi đó, với xu thế toàn cầu hóa ngày nay, việc đánh giá giáo dục, đặc biệt là đánh giá so sánh quốc tế là rất cần thiết. Do đó, yêu cầu đổi mới công tác đánh giá giáo dục là cấp bách. Trên cơ sở đánh giá so sánh giáo dục Việt Nam trong tương quan với giáo dục một số nước trong khu vực thông qua các chỉ số và chỉ tiêu giáo dục, tiến sĩ Phạm Đỗ Nhật Tiến cho rằng ngành giáo dục cần khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu giáo dục của nước ta. Đồng thời Việt Nam cần tham gia chương trình các chỉ tiêu giáo dục trên thế giới WEI (World Education Indicators); cùng với việc học tập, tham khảo và áp dụng phương pháp đánh giá kết quả học tập của các tổ chức quốc tế.


Giáo sư người Mỹ - James Cobble (giảng viên thỉnh giảng Đại học Kinh tế Đà Nẵng) cho rằng, toàn cầu hóa sẽ tạo ra những thử thách chưa từng có cho giáo dục, nhất là giáo dục đại học Việt Nam, tạo ra một khả năng rất mạnh cho những cải cách toàn diện và có ảnh hưởng sâu rộng cho ngành giáo dục. Tuy nhiên, dù rằng mở rộng quyền tự chủ cho các trường sẽ là một phần tất yếu của cải cách, nhà nước cũng rất cần duy trì việc kiểm soát các quy định về chất lượng đào tạo và tiêu chuẩn tuyển sinh đầu vào. Một phần của quá trình này phải là xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng giáo dục độc lập và lành mạnh, cùng với việc phổ biến công khai kết quả đánh giá.


Cũng tại Hội thảo, nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục trong nước và các chuyên gia quốc tế đã chỉ ra nhiều vấn đề của giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Giáo sư – Tiến sĩ Lê Ngọc Trà (Viện Nghiên cứu Giáo dục) nhấn mạnh: Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu và cũng là cơ hội để giáo dục Việt Nam hội nhập với giáo dục thế giới. Toàn cầu hóa mang lại cho giáo dục Việt Nam nhiều cái lợi nhưng cần nhận thức sâu sắc rằng toàn cầu hóa trong kinh tế khác với toàn cầu hóa trong văn hóa, giáo dục.

 

(Theo VOV)

Các tin khác

Tính đến tháng 5, tỉnh Sơn La đã tổ chức di chuyển và tiếp nhận gần 7.600 hộ phải di dời phục vụ xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La, đạt trên 60% kế hoạch.

Cán bộ Phòng thu BHXH tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyên môn.

YBĐT - Sau hơn một năm thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), BHXH tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên (P.V) Báo YBĐT - đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Nhật Quang - Giám đốc BHXH tỉnh.

Chăn nuôi vịt ở thôn 6 xã Hợp Minh (huyện Trấn Yên). (Ảnh: Ngô Đăng Sỹ)

YBĐT - Trong những năm gần đây, nghề chăn nuôi ở Yên Bái có bước phát triển mạnh và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tính đến hết năm 2007, tổng đàn gia súc toàn tỉnh có trên 527 ngàn con, trong đó có 111.700 con trâu, gần 40 ngàn con bò, 376 ngàn con lợn và trên 2,7 triệu con gia cầm.

YBĐT - Thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, những năm qua, huyện Yên Bình đã quán triệt nội dung của Nghị quyết và triển khai tới tất cả các cơ quan, xã, thị trấn trong huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục