101 chuyện bạo lực gia đình

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/7/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Với Yên Bái, không chỉ ở những xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số mà ngay cả thành phố, nơi văn minh nhất nhưng nạn bạo hành gia đình vẫn luôn là nỗi ám ánh với nhiều phụ nữ, mọi cố gắng của các cấp các ngành dường như vẫn chưa mấy hiệu quả.

Có việc, tôi vào bệnh viện thành phố Yên Bái, khi đi ngang qua khoa chấn thương, thấy một phụ nữ đang phải băng bó kín mặt mũi, xung quanh là người thân của nạn nhân đang làm các thủ tục để nhập viện. Tìm hiểu tôi được biết, nạn nhân là chị H, 40 tuổi ở xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, gia đình làm nghề nông, trước kia cuộc sống vốn đã không êm ấm bởi anh chồng quen thói rượu chè và hạch sách, thêm những đứa con ra đời lại thêm những khó khăn mới.

Gia cảnh thì khó khăn nhưng số tiền để anh chồng uống rượu thì cứ tăng theo cấp số cộng, những lần không có tiền uống  rượu anh đập phá doạ nạt, sau dần là thượng cẳng chân hạ cẳng tay và kết quả là chị H tâm tím mặt mày. Ngại trình báo với chính quyền địa phương nên cuộc sống của chị H vẫn luôn trong tình trạng  bị chồng thượng cẳng chân hạ cẳng tay những lần nóng nảy vô cớ

Còn với chị B ở phường nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, mới 30 tuổi, gần 7 năm chung sống với người chồng vũ phu, đã nhiều lần chị B xin ly dị song bị những lời đe doạ cộng với những đòn roi tím người đã khiến chị B không dám viết đơn xin ly dị.

Không cờ bạc rượu chè, không trăng hoa, rất chỉn chu chăm chút gia đình song những cơn giận vô cớ của anh ta thì thật không ai chịu nổi. Vớ được cái gì là ông ấy phang, lần ấy mình cãi lại thế là vớ ngay con dao “Thái Lan”, ông ấy đâm một nhát qua vai gần đến phổi, phải về tận bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội mới khỏi.

Sau lần ấy nhờ đến pháp luật mình mới thoát khỏi lão ấy- đó là những lời tâm sự rất mộc mạc của chị B sau khi đã thoát khỏi cuộc sống gần như địa ngục với người chồng vũ phu.

Chị K ở tận xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, do không biết cách chăm con, trong khi tắm để con bị cảm lạnh phải đưa vào cấp cứu tại bệnh viện thành phố Yên Bái. Vừa bế vừa nựng con với hàng nước mắt ngắn nước mắt dài cùng với những cái thâm tím trên mặt. Trong câu chuyện, chị K vẫn một mực từ chối không muốn nói về chuyện gia đình mình, nhưng nhìn anh chồng với những cái lừ mắt lạnh lùng tôi hiểu rằng những lần thượng cẳng chân, hạ cẳng tay sau mỗi lần tức giận có lẽ đã thành quen với chị K...

Còn đối với phụ nữ vùng đồng bào thiểu số, nhất là với đồng bào Mông, khi họ là những lao động chính của gia đình, vừa phải làm việc gấp đôi gấp ba lại phải cam chịu cảnh bạo lực của những ông chồng chỉ với một nhiệm vụ bé con, cháu và trông nhà thì số phận lại nghịch lý hơn.

Trong một chuyến công tác lên huyện vùng cao Mù Cang Chải, đã gần 11 giờ trưa, giữa cái nắng oi ả của mùa hè, bên ven đồi của xã Mồ Dề 7 người phụ nữ Mông, trẻ nhất khoảng 16 tuổi, già nhất thì đã ngoài 70 đang cặm cụi, người cuốc người cày để trồng ngô, nhìn sang vạt đồi bên kia cùng vậy, chỉ toàn là phụ nữ đi làm còn tuyệt nhiên không thấy bóng dáng của đàn ông.

Được biết, đây là gia đình chị Giàng Thị T, xã Mồ Dề, gia đình gồm 3 thế hệ, cụ già ngoài 70 tuổi là mẹ chồng, người con gái 16 tuổi và trẻ nhất kia là con dâu.

Thế chống và con trai đâu sao không đi làm mà chỉ mấy mẹ con đi làm thế này - tôi hỏi. Nó ở nhà bế cháu và uống rượu thôi - chị T trả lời. Sao không bắt nó đi làm, tôi hỏi. Không bắt được đâu nó uống rượu vào nó đánh cho đấy, giọng lơ lớ chị T cho hay...

Đó là 5 trong rất nhiều kiểu bạo hành gia đình mà nạn nhân vẫn là người phụ nữ. Hậu quả của bạo hành gia đình không chỉ làm cho phụ nữ tổn hại về sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến tâm sinh lý của họ và ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của người phụ nữ, từ đó khiến họ sống thu mình hơn, ít giao tiếp với xã hội, hiệu quả công việc giảm sút...

Không chỉ có vậy nạn bạo hành gia đình còn làm mất đi nét đẹp về thuần phong mỹ tục, mất đi hình ảnh đẹp về người phụ nữ trong gia đình, họ trở nên lạc lõng bơ vơ và cam chịu không dám nói lên tiếng nói trong cuộc sống hàng ngày để đấu tranh bình đẳng cho mình.

Các chương trình về bình đẳng giới đã được triển khai tại Yên Bái, song nhiều chị em vẫn e ngại né tránh, không muốn “vạch áo cho người xem lưng” về chuyện của gia đình mình nên nạn bạo hành đâu đó vẫn tiếp diễn. Đấu tranh bình đẳng cho mình, cho xã hội là điều mà phụ nữ nên làm để đòi quyền bình đẳng giới khi các các đấng mày râu vẫn luôn tự cho mình cái quyền thượng cẳng chân, hạ cẳng tay những lúc nóng giận. Có như vậy, nạn bạo hành mới được chấm dứt

Thanh Tân

Các tin khác
Ông Cao Văn Sang

Mỗi tháng chi khoảng 90 ngàn đồng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, đến tuổi hưu sẽ được lãnh khoảng 300 ngàn đồng/tháng.

Ngày 3/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang đã ký quyết định thành lập 2 đoàn công tác kiểm tra thị trường thuốc tân dược phía Nam và Bắc.

Hàng ngày nhiều học sinh và người dân ở xã Lâm Giang (Văn Yên) vẫn phải lội qua ngòi Trục này để đến trường và mua bán trao đổi hàng hóa với các địa phương khác.

YBĐT - Những năm gần đây, thời tiết liên tục có nhiều diễn biến phức tạp, tố lốc, mưa đá, mưa lớn, lũ... thường diễn ra bất thường gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân và huyện Văn Yên (Yên Bái) cũng trong bối cảnh như vậy.

Bộ Công an hỗ trợ 35 con trâu cho nhân dân huyện Mù Cang Chải / Gần 600 hộ ở Mù Cang Chải được tập huấn kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục