Văn Chấn nâng cao chất lượng làng văn hoá

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/10/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đến với Văn Chấn (Yên Bái) là đến với một vùng đất mang đậm bản văn hoá Mường Lò. Việc xây dựng làng văn hoá đã thực sự góp phần quan trọng trong giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc Dao, Tày, Mông, Thái, Mường, Khơ Mú... sống trên địa bàn. Càng ngày, tiêu chí về làng văn hoá cũng được thực hiện nghiêm túc để việc công nhận đi vào thực chất.

Nét truyền thống trong ngày cưới của đồng bào Thái (Văn Chấn)được lưu giữ - Ảnh Minh Anh
Nét truyền thống trong ngày cưới của đồng bào Thái (Văn Chấn)được lưu giữ - Ảnh Minh Anh

Cùng với hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động,  Hội đồng nhân dân huyện Văn Chấn cũng có Nghị quyết chuyên đề về “Nâng cao chất lượng làng văn hoá”.

Đây là một nghị quyết quan trọng nhằm đưa chủ trương lớn của Đảng vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của đồng bào các dân tộc trong huyện. Chính vì vậy đã có sự phối hợp tích cực của các cơ quan chuyên môn huyện, các ngành, đoàn thể, xã, thị trấn trong việc xây dựng kế hoạch và Nghị quyết được triển khai đến tận thôn bản, tổ dân phố.

Sau gần 3 năm thực hiện, đến nay toàn huyện có 246 làng bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng “Làng văn hoá”, 107 làng văn hoá đã được công nhận và 78% số hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá”. Các làng, bản đều xây dựng được hương ước, quy ước cụ thể; đã chú ý thực hiện nếp sống văn minh, ăn ở hợp vệ sinh; tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Xây dựng làng văn hoá cũng tạo điều kiện cho mọi người, mọi gia đình, dòng họ tự chủ trong quản lý và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Từ đó, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm còn 30% và số hộ khá giàu tăng, thu nhập bình quân đầu người đạt 6,5 triệu đồng; bình quân lương thực 327,4kg/người/năm. Hàng năm, nhân dân đóng góp hàng chục triệu đồng, hàng ngàn ngày công để xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa chữa nâng cấp đường làng, ngõ xóm tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.

Về cơ bản các gia đình đều có chuồng trâu bò, gà, lợn cách xa nhà, không còn tình trạng nuôi nhốt dưới gậm sàn; các hộ gia đình đều ký cam kết không thả rông gia súc. Tỷ lệ hộ được dùng nước sạch trên 80%; số hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh đạt 71%. Cùng với đẩy mạnh xây dựng xã chuẩn quốc gia về y tế thì công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, kế hoạch hoá gia đình luôn được các địa phương chú ý.

Hiện nay, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên của Văn Chấn giảm còn 1,25%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 25%; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng hàng năm đạt trên 98%. Đặc biệt số người sinh con thứ ba, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao đã giảm đáng kể.

Là huyện còn nhiều khó khăn, song Văn Chấn rất quan tâm đến việc khuyến học, khuyến tài. Nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tri thức, nâng cao dân trí mà giáo dục, đào tạo luôn được quan tâm phát triển. Mạng lưới trường lớp, trung tâm học tập cộng đồng cùng các điều kiện phục vụ cho dạy và học được đầu tư hàng năm.

Huyện cũng sớm hoàn thành phổ cập giáo dục, đã có 26 đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, 28 đơn vị đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở.

Đến với Văn Chấn là đến với một vùng đất mang đặc sắc văn hoá Mường Lò: Xòe Thanh Lương, múa khèn Suối Giàng, lễ hội Tăm khẩu mẩu, Sên mường, Lồng Tồng.. Huyện đang xúc tiến xây dựng những nhà lưu giữ truyền thống dân tộc Mông ở Suối Giàng, nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn Thịnh, Tày ở Thượng Bằng La cùng 101 làng văn hoá có nhà văn hoá.

Những đội xoè Ao Luông, Thanh Lương, Thạch Lương... luôn mang đến cho khách thăm quan cảm giác vui tươi, ấm cúng về miền quê mến khách, quý người. Rồi phong trào văn nghệ, thể thao cũng được nhân lên khi các địa phương có làng văn hoá. Nhiều xã như Sơn Thịnh có 14 đội bóng đá, 2 đội bóng chuyền và thường xuyên duy trì 14 đội văn nghệ quần chúng.

Vào dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn các địa phương đều tổ chức đêm văn nghệ chào mừng và thi đấu thể thao. Xã cũng thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và phấn đấu được công nhận 3 làng văn hoá cấp huyện. Còn xã Phúc Sơn từ năm 1997 đến nay đã ra mắt và được công nhân 3 làng là Bản Lụ 1; Bản Hán, Bản Ngoa. Ngoài ra, toàn xã cũng xây dựng được 6/9 nhà văn hoá thôn.

Xuất phát từ điều kiện khó khăn kinh tế và ngân sách địa phương hạn hẹp mà các nhà văn hoá hoàn toàn là sự đóng góp tự nguyện của nhân dân trong thôn bằng ngày công và tre, gỗ. Các nhà văn hoá Bản Hán, Bản Lanh, Bản Lụ 1, Nang Phai, Bản Ngoa, Bản Thón có tổng diện tích sử dụng gần 300m2, kinh phí đóng góp đạt tới trên trăm triệu đồng…

Việc xây dựng làng văn hoá đã thực sự góp phần quan trọng trong giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc Dao, Tày, Mông, Thái, Mường, Khơ Mú sống trên địa bàn huyện. Cũng qua đó, nhân dân thêm hiểu và tôn trọng pháp luật, thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Bây giờ các hủ tục trong ma chay, cưới xin giảm hẳn, thay vào đó là thực hiện nếp sống mới, văn minh. Tình làng, nghĩa xóm ngày càng được coi trọng, người dân thương yêu, giúp đỡ nhau trong khắc phục hậu quả thiên tai, xoá đói giảm nghèo.

Hiện nay, đời sống kinh tế của đồng bào các dân tộc Văn Chấn vẫn ở mức khởi điểm thấp; kinh phí đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng các thiết chế văn hoá còn hạn chế nhưng năm 2008, huyện vẫn đặt ra mục tiêu được công nhận 117 làng văn hoá; 80% hộ gia đình văn hoá cùng trên 80% số hộ được nghe đài phát thanh, xem truyền hình. Và tiêu chí về làng văn hoá cũng được thực hiện nghiêm túc để việc công nhận đi vào thực chất chứ không chung chung, hình thức. 

Thế Quynh

Các tin khác

YBĐT - Những năm gần đây, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) xã An Bình, huyện Văn Yên(Yên Bái) đã phát huy vai trò tập hợp thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.

Đội ngũ cán bộ các xã của Văn Yên thường xuyên được tập huấn nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ.

YBĐT - Nhiều năm qua, để tạo nguồn phát triển cho công tác cán bộ tại địa phương theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, khoá VIII, ngành giáo dục - đào tạo huyện Văn Yên (Yên Bái) đã có nhiều giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng về điều kiện phát triển nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

YBĐT - Mưa lớn kéo dài từ 1h sáng đến 7 h ngày 9/9/2008, đã gây sập đất và ngập úng trên địa bàn các xã vùng hạ huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.

giờ thực hành của sinh viên lớp họa.

YBĐT - Nhà văn Hà Lâm Kỳ - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Yên Bái đã cho phóng viên YBĐT biết như vậy sau khi trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục