Phát huy truyền thống 78 năm, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái tăng cường và nâng cao hiệu quả cuộc vận động nông dân SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo
- Cập nhật: Thứ hai, 13/10/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Từ khi thành lập đến nay Hội Nông dân tỉnh Yên Bái đã trải qua 7 kỳ đại hội. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Tỉnh ủy, sự quan tâm phối hợp, giúp đỡ của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban ngành đoàn thể, sự chỉ đạo thường xuyên của TW Hội Nông dân Việt Nam. Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã có nhiều hoạt động tích cực, thiết thực.
|
YBĐT - Cách đây 78 năm, tổ chức Nông hội ra đời nhằm tổ chức tập hợp, giáo dục, vận động nông dân tham gia các phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 1/1991 Bộ Chính trị Ban Chấp hành TW khóa VII quyết định lấy ngày 14/10/1930 là ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam. Cùng với tiến trình của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, trải qua nhiều bước thăng trầm lịch sử dù ở hoàn cảnh nào, Hội vẫn là một tổ chức tập hợp đông đảo nông dân liên minh với giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức. Thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ở tỉnh Yên Bái, trong thời kỳ 1930 – 1945 các đồng chí đảng viên đầu tiên được Trung ương cử lên. Chủ yếu hoạt động cách mạng bằng công tác dân vận, dựa vào dân và tổ chức đấu tranh giành chính quyền. Tổ chức Nông hội ở thời kỳ này chưa phát triển. Sau ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945) các tổ chức đoàn thể quần chúng, trong đó có Hội Nông dân cứu quốc được thành lập và củng cố ở nhiều xã thuộc phủ Trấn Yên, Yên Bình, châu Văn Chấn, châu Lục Yên. Cho đến nay tổ chức Hội Nông dân được hình thành và phát triển ở 180/180 xã, phường, thị trấn với tổng số 88.584 hội viên, chiếm 71% số hộ nông dân, sinh hoạt ở 1.825 chi hội và 556 tổ hội.
Từ khi thành lập đến nay Hội Nông dân tỉnh Yên Bái đã trải qua 7 kỳ đại hội. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Tỉnh ủy, sự quan tâm phối hợp, giúp đỡ của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban ngành đoàn thể, sự chỉ đạo thường xuyên của TW Hội Nông dân Việt Nam. Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã có nhiều hoạt động tích cực, thiết thực.
Phong trào hành động cách mạng qua từng thời kỳ thu hút đông đảo hội viên nông dân tham gia với những chương trình, chính sách hợp lòng dân, phát huy truyền thống yêu nước, cần cù năng động sáng tạo trong lao động, đoàn kết, tương thân, tương ái, nông dân Yên Bái vươn lên khai thác tốt hơn tiềm năng đất đai, lao động, tiền vốn, tích cực chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nền kinh tế phát triển ổn định, năm sau cao hơn năm trước; tăng trưởng bình quân GDP bình quân 2 năm (2006 – 2007) đạt 11,44%, 6 tháng đầu năm 2008 đạt 11,15%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp (NLN), tăng tỷ trọng CN-XD và dịch vụ. Năm 2007: tỷ trọng NLN là 36,58%, CN-XD là 29,48%, dịch vụ là 33,94%. 6 tháng đầu năm 2008 cơ cấu kinh tế NLN chiếm 31,01%, CN- XD 29,2%, dịch vụ 39,79%, thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt 6 triệu đồng, tăng 40,8% so với năm 2005. Những thành tựu về nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã góp phần quan trọng vào ổn định chính trị, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được cải thiện rõ rệt, số hộ giầu tăng số hộ nghèo giảm. Giai cấp nông dân trong tỉnh ngày càng phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Trong nhiệm kỳ 2003 – 2008 Hội Nông dân các cấp trong tỉnh ngày càng được củng cố và phát triển , từng bước thể hiện vai trò trung tâm nòng cốt trong các phong trào phát triển kinh tế, xã hội xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm là: "Phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giầu". Thể hiện xuyên suốt trong các hoạt động của Hội, với trên 80% hội viên tham gia hưởng ứng, được cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp ghi nhận và ủng hộ.
Kết quả đạt được của phong trào đó là: góp phần tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn bằng việc tuyên truyền vận động nông dân đầu tư, củng cố phát triển mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các vùng chuyên canh, thâm canh có quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến như vùng chè: 13.000ha, vùng tre măng Bát Độ 1.200ha, vùng sắn cao sản 10.000ha, vùng trồng rừng kinh tế trên 100.000ha, vùng quế trên 25.000ha...
Xây dựng mô hình cánh đồng 50 triệu đồng/ ha, trang trại 50 triệu đồng/ năm, hộ nông dân thu nhập 50 triệu đồng/ năm… đã góp phần tích cực việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Để hỗ trợ và thúc đẩy phong trào phát triển cả chiều sâu và bề rộng, không ngừng tăng cường và nâng cao hiệu quả cuộc vận động các cấp hội đã có nhiều biện pháp thiết thực như: Về chuyển giao tiến hộ KHKT: Hội đã phối hợp với các sở, ban, ngành tập huấn kỹ thuật, hội thảo đầu bờ, đào tạo nghề ngắn hạn, xây dựng mô hình khảo nghiệm. Kết quả các cấp Hội đã mở 2.677 lớp cho 203.906 lượt hội viên nông dân.
Với sự giúp đỡ của Trung ương Hội và một số doanh nghiệp, Hội đã xây dựng một số mô hình trình diễn và khảo nghiệm như: mô hình chăn nuôi bò bán chăn thả ở xã Lương Thịnh, Việt Cường (Trấn Yên), Ngòi A (Văn Yên), Phúc An (Yên Bình); mô hình thâm canh và chế biến chè ở Cát Thịnh, Minh An (Văn Chấn ), Hoàng Thắng (Văn Yên); mô hình trồng ngô lai ở Việt Thành (Trấn Yên); mô hình dệt thổ cẩm ở phường Pú Trạng (thị xã Nghĩa Lộ); chăn nuôi lợn siêu nạc ở Nam Cường (T.P Yên Bái); các mô hình khảo nghiệm phân bón của Công ty Supe Lâm Thao, Apatit Lào Cai, phân lân nung chẩy Văn Điển, Công ty chế biến thức ăn gia súc Con heo vàng vv... Về vốn: phối hợp, liên kết với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT, Quỹ hỗ trợ nông dân TW, nguồn vốn 120, giúp hội viên nông dân có vốn để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo.
Đến nay, số dư nợ: 150,4 tỷ đồng. Hàng năm các cấp hội trong tỉnh liên kết với Công ty Supe Lâm Thao, Apatit Lào Cai cung cấp từ 4.000 – 6.000 tấn phân bón trả chậm trị giá hàng chục tỷ đồng giúp nông dân sản xuất kịp thời vụ. Trong 5 năm qua các cấp hội đã tuyên truyền vận động tương trợ trong nội bộ nông dân cho vay không lãi 3.916 triệu đồng, 187.485 ngày công giúp hội viên nông dân nghèo sản xuất, xóa đói giảm nghèo.
Phát huy truyền thống 78 năm và thành tích đạt được trong những năm qua, hòa chung sự phát triển của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra cho tổ chức Hội Nông dân Yên Bái những triển vọng và thách thức mới. Để xứng đáng là trung tâm nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, trọng tâm là phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giầu. Các cấp hội nông dân tỉnh Yên Bái tập trung vào các nội dung sau: Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Nhận thức rõ hơn về vai trò và nhiệm vụ của giai cấp nông dân và hội nông dân trong thời kỳ đẩy nhanh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, để từ đó hành động một cách tự giác, chủ động với ý thức là người tự chủ và hưởng lợi trong sự nghiệp này.
Đồng thời cần chủ động tuyên truyền phổ biến cho hội viên nông dân luôn biết về thời cơ, thách thức cũng như thuận lợi, khó khăn của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từng bước thay đổi tiến tới loại bỏ cách thức sản xuất độc canh, phân tán, tư tưởng bảo thủ, trông chờ ỷ lại, xây dựng hình mẫu người nông dân tiên tiến, có tư duy đổi mới, sáng tạo, có ý chí quyết tâm thoát nghèo, vươn lên làm giầu. Tổ chức hội phải thực sự là trung tâm nòng cốt cho phong trào nông dân. Trọng tâm là: "Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giầu". Tích cực chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH - HĐH; vận động và tổ chức cho nông dân tham gia xây dựng các vùng sản xuất tập trung thâm canh, chuyên canh gắn với chế biến sản phẩm; đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng, tập huấn chuyển giao ứng dụng các tiến bộ KHKT, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân phát huy tiềm năng thế mạnh từng vùng, từng địa phương trong tỉnh.
Thực hiện liên kết 4 nhà theo Quyết định 80/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các cấp Hội cần tăng cường phối hợp, liên kết với chính quyền, các ngành, các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế để tư vấn, hỗ trợ dịch vụ về khoa học công nghệ, vốn, giống cây con, vật tư, công cụ sản xuất, thông tin thị trường; tạo điều kiện giúp nông dân được tham gia các chương trình kinh tế xã hội, để phát triển sản xuất, thúc đẩy chương trình xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững.
Vận động cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Tích cực tham gia xây dựng Đảng và chính quyền trong sạch, vững mạnh. Đảm bảo quyền dân chủ thực sự về chính trị, kinh tế, xã hội của nông dân. Tiếp tục đổi mới phong cách lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của Ban Chấp hành các cấp hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ hội có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức lối sống trong sạnh lành mạnh, có tư duy đổi mới sáng tạo, có chuyên môn nghiệp vụ vững và tâm huyết với hội. Tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ hội các cấp, với phương châm hướng về cơ sở, tập trung đầu tư vào xây dựng cơ sở chi tổ hội vững mạnh, nâng cao chất lượng hội viên đi đôi với việc phát triển hội viên mới...
78 năm với truyền thống cách mạng vẻ vang, lòng yêu nước và tuyệt đối trung thành với Đảng, trí thông minh và sáng tạo, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất. Cùng với giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam, các cấp hội, hội viên nông dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nguyện đoàn kết vững bước tiến lên góp phần vào công cuộc xây dựng nông nghiệp, nông thôn và thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH – HĐH đất nước vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Phạm Thị Tuyết Nga - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Yên Bái
Các tin khác
YBĐT - Lực lượng công an xã (CAX) đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở, nhiều đơn vị phát huy tốt nhiệm vụ, là những điển hình qua các phong trào thi đua của ngành, địa phương, góp phần không nhỏ trong việc ổn định địa bàn, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế- xã hội địa phương phát triển.
YBĐT - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Phụ nữ tỉnh Yên Bái lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2006- 2011, Hội Phụ nữ tỉnh tập trung chỉ đạo các cấp hội cơ sở triển khai thực hiện đề án. “Xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế” đạt được kết quả tốt. Qua đó, có trên 2.000 hộ phụ nữ thoát nghèo góp phần cùng cả tỉnh giảm hộ nghèo từ 34,71% năm 2005 xuống còn 24,16% năm 2007.
YBĐT - Sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng thị xã văn hoá”, thị xã Nghĩa Lộ đã đạt được những kết quả đáng mừng. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đã có 121/121 tổ dân phố, thôn bản ra mắt xây dựng được tổ, thôn bản văn hóa (trong đó có 71 tổ, bản đạt danh hiệu cấp thị); 6/7xã, phường văn hóa, 3 làng văn hóa thanh niên, 3 xã, phường không có người nghiện ma túy, 7 câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội; thành lập được 134 đội văn nghệ quần chúng...
Theo Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn, khi thực hiện Luật CBCC sẽ có khoảng 1,4 triệu người trong các đơn vị sự nghiệp sẽ không còn là CBCC.