Yên Bái: Lũ lên nhưng không bất ngờ

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/11/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Người dân vùng lũ Trấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái của tỉnh Yên Bái đã không bất ngờ khi nước lũ về do mưa kéo dài ở thượng nguồn, công tác phòng ngừa đã được các cấp, các ngành, địa phương chủ động triển khai thực hiện đồng bộ...

Đường Yên Bái - Khe Sang (đoạn qua xã Đào Thịnh - Trấn Yên) chìm nghỉm trong nước. (Ảnh: Đức Thành - Văn Thông)
Đường Yên Bái - Khe Sang (đoạn qua xã Đào Thịnh - Trấn Yên) chìm nghỉm trong nước. (Ảnh: Đức Thành - Văn Thông)

Chiều tối ngày 3.11, nước sông Hồng đã tràn vào đường Thanh Niên, thành phố Yên Bái và con đường này nhanh chóng ngập chìm trong nước lũ. Tới 10h ngày 4.11, nước đã ngập sâu từ 50 -60 cm, giao thông ách tắc hoàn toàn. Trên đường Điện Biên và đường Trần Hưng Đạo (từ UBND thành phố tới Ga Yên Bái) đã xuất hiện nhiều điểm úng ngập, do nước sông theo hệ thống cống thoát nước đô thị tràn vào.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tiến Nghĩa - Phó chủ tịch UBND thành phố cho biết: "Ngay từ chiều 3.11, thành phố đã chỉ đạo UBND các xã phường thực hiện ngay các biện pháp phòng chống. Người dân đã chủ động sơ tán tài sản tới nơi an toàn, thường xuyên theo dõi tình hình, không để xảy ra thiệt hại về người và tài sản".

Tại thôn Cửa Ngòi, xã Âu Lâu, nơi có 19 hộ sinh sống bên bờ sông Hồng, chị Vương Thị Nhàn-một người dân, cho biết: "Ngay từ chiều 3.11, xã và thôn đã thông báo trên loa truyền thanh và tới các hộ trong vùng nguy hiểm chủ động sơ tán tài sản. Gia đình tôi đã kê cao đồ đạc, gom cất lương thực, sắn sàng di rời chứ không như những trận lũ trước".

Công tác PCLB ở huyện Văn Yên cũng được Ban chỉ huy PCLB huyện chủ động triển khai ngay sau khi có Công điện số 19 của UBND tỉnh. Huyện đã chủ động di rời 20 hộ dân vùng nguy hiểm ở các xã Tân Hợp, Yên Hợp, Đông An tới nơi an toàn. Thông tin về tình hình, diễn biến lũ trên sông được chuyển tải thường xuyên tới nhân dân.

Huyện cũng chủ động phương tiện cứu hộ, ứng trực 24/24 sẵn sàng ứng cứu. Tổng hợp nhanh PCLB huyện cho biết, nước lũ đã làm ngập 56 ha cây vụ đông, 4 hộ dân ở xã Đại Phác, An Thịnh có ta luy sạt lở (không có thiệt hại về người và nhà cửa, tài sản); đường Mậu A đi An Bình, Hoàng Thắng đi Đông An bị ắch tắc do các điểm úng ngập.

Ghi nhận của phóng viên là các địa phương hoàn toàn chủ động trước diễn biến "dị thường" của thời tiết. Tại Ban chỉ huy PCLB huyện Trấn Yên, ông Nguyễn Thành Lê - Trưởng phòng NN&PTNT, Phó ban thường trực Ban chỉ huy PCLB huyện cho biết, ngay sau khi có Công điện số 19 của UBND tỉnh, UBND huyện đã có Công điện số 06 chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương triển khai các biện pháp PCLB, trọng điểm là các xã ven sông Hồng; nghiêm cấm tầu thuyền hoạt động trên sông; có phương án di rời các hộ dân vùng nguy cơ cao tới nơi an toàn".
Tới chiều ngày 4.11, đã có 72 ha cây vụ đông, 76,5 ha lúa (cấy sau bão số 4) bị ngập úng, 50,4 ha ao bị ngập tràn, giao thông trên tuyến Yên Bái  Khe Sang, đoạn thôn 1, xã Đào Thịnh, bị ách tắc do nước sông tràn vào, ngập sâu từ 1 - 1,5 m. Nhờ chủ động rà soát, nắm bắt tình hình, nên Trấn Yên đã di rời được 26 hộ dân ở vùng ven sông nguy hiểm, không để xảy ra thiệt hại về người, tài sản.

UBND huyện tiếp tục chỉ đạo Ban chỉ huy PCLB các xã, các ngành ứng trực 24/24h; chỉ đạo Đài truyền thanh các xã, thị trấn thường xuyên tiếp sóng, thông tin, thông báo diễn biến và chỉ đạo của huyện tới người dân; có kế hoạch dự trữ lương thực, mì tôm, chuẩn bị phương tiện sẵn sàng trước diễn biễn bất thường có thể xảy ra.
      
Tin ban đầu từ Ban chỉ huy PCLB tỉnh, trên các tuyến giao thông Yên Thế-Vĩnh Kiên, Yên Bái-Khe Sang, Hợp Minh-Mị, Quy Mông-Đông An đã có hàng chục điểm úng ngập, sạt lở ta luy; nhiều cây cầu, trong đó có cầu Đát Hùng nước ngập sâu 0,63m. Bên cạnh việc chủ động phòng ngừa, ứng phó với những diễn biến của thời tiết, các cấp các ngành, địa phương đang tập trung cao độ khắc phục hậu quả mưa lũ, thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ",  nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống nhân dân vùng bị ảnh hưởng do mưa lũ.

Nhóm PV

Các tin khác

YBĐT - Đến nay, huyện Trấn Yên (Yên Bái) còn 3 xã là Quy Mông, Kiên Thành và Việt Hồng tiếp tục hưởng lợi của Chương trình 135 giai đoạn II. Sau gần 3 năm thực hiện Chương trình, diện mạo nông thôn và đời sống người dân các xã vùng đặc biệt khó khăn đã được cải thiện rõ rệt.

Trận mưa lớn đã làm Hà Nội chìm trong biển nước.

Theo nhận định của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Trung ương: Từ ngày 6 đến ngày 8.11, do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh tăng cường kết hợp với hội tụ rãnh gió Tây trên cao, nên khả năng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa nhiều trở lại.

Cộng tác viên dân số phát tờ rơi tuyên truyền công tác dân số - KHHGĐ đến các đối tượng có mức sinh cao.

YBĐT - Đây là buổi giao ban dân số hàng tháng giữa cán bộ chuyên trách với cộng tác viên dân số trong xã để họp bàn, đánh giá, rút kinh nghiệm những mặt được và chưa được trong công tác tuyên truyền dân số/KHHGĐ trong một tháng vừa qua.

Trận mưa lũ lớn bất ngờ kéo dài vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề đối với Hà Nội. Đến 17h ngày 3/11, thành phố Hà Nội đã xác định có 20 người chết, 2 người bị thương;

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục