Sáng tạo những cách làm hiệu quả

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/11/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Tập hợp và thu hút hội viên tham gia vào các tổ chức hội đoàn thể quần chúng ở vùng thấp đã khó, song với các địa phương vùng cao, vùng đồng bào dân tộc còn khó khăn hơn rất nhiều. Thế nhưng, hội chữ thập đỏ huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) đã làm được điều này một cách rất hiệu quả.

Anh Trần Minh Vấn cán bộ Hội Chữ thập đỏ huyện trao đổi kinh nghiệm tại hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến trong công tác chữ thập đỏ của tỉnh.
Anh Trần Minh Vấn cán bộ Hội Chữ thập đỏ huyện trao đổi kinh nghiệm tại hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến trong công tác chữ thập đỏ của tỉnh.

Từ vài chi hội ban đầu, qua từng năm mạng lưới tổ chức hội chữ thập đỏ ở Mù Cang Chải đã phát triển rộng khắp địa bàn. Đến nay, toàn huyện đã phát triển được 19 chi hội, 17 đội thanh niên xung kích chữ thập đỏ và trên 12 nghìn hội viên là học sinh các trường học, cán bộ, hội viên các tổ chức đoàn thể quần chúng và nhân dân địa phương. Đặc biệt, hoạt động của Hội đã thu hút và kết nối được tấm lòng hảo tâm của nhiều cá nhân trong nước – hội viên tán trợ, tham gia vào các hoạt động từ thiện nhân đạo, giúp đỡ nhân dân trên địa bàn vượt qua thiên tai, hoạn nạn ổn định cuộc sống; chia sẻ kinh nghiệm của chính bản thân mình và những cách làm sáng tạo của địa phương trong việc tập hợp và phát triển mạng lưới tổ chức hội.

Anh Trần Minh Vấn – Thường trực Hội Chữ thập đỏ huyện cho biết: “Khó khăn lớn nhất ở Mù Cang Chải là giao thông đi lại và nhận thức của đồng bào, trong đó có cả một bộ phận cán bộ địa phương còn hạn chế. Thêm vào đó, nguồn kinh phí hoạt động hạn hẹp, chế độ phụ cấp cho cán bộ hội cơ sở thấp... nên việc tập hợp một cách thường xuyên đội ngũ cán bộ hội cơ sở tham gia các phong trào, hoạt động của Hội cũng như các cuộc họp giao ban công tác hội hàng tháng, hàng quý là điều không dễ”. Anh Vấn cũng cho biết thêm, trong gần 1 năm đầu, bản thân anh đã tình nguyện “bao” bữa cơm trưa do chính gia đình tự phục vụ đối với tất cả anh em cán bộ hội cơ sở về họp giao ban tại huyện. Như “mưa dầm thấm lâu”, hoạt động giao ban đã trở thành nếp sinh hoạt đều đặn của hội.

Có thuận lợi là lãnh đạo huyện mà trực tiếp là Phó chủ tịch UBND huyện Vừ Thị Pàng, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện quan tâm, chỉ đạo sát sao nên nhận thức của đội ngũ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như các cơ quan, đơn vị, các chủ doanh nghiệp đóng trên địa bàn về công tác chữ thập đỏ và hoạt động từ thiện nhân đạo đã có những chuyển biến tích cực.

Không khoán trắng cho các xã tổ chức giao ban lo vấn đề ăn nghỉ, trên quan điểm tự túc, hoạt động giao ban đã được Hội Chữ thập đỏ huyện Mù Cang Chải chỉ đạo thực hiện luân phiên ở từng địa phương với sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo Đảng uỷ, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể quần chúng…

Cũng chính từ những cuộc giao ban thực hiện ngay tại cơ sở mà nhiều vấn đề khó khăn trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ cơ sở; việc tập hợp, thu hút hội viên; đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt sao cho hiệu quả, thiết thực… đã được tháo gỡ. Năm 2007, thông qua hoạt động vận động ủng hộ từ các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm đã quyên góp được trên 35 triệu đồng, cộng với nguồn quỹ hội, Hội Chữ thập đỏ huyện đã tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa như: làm nhà cho gia đình chính sách, tổ chức  cứu trợ, thăm hỏi, tặng quà tết cho các gia đình khó khăn, ốm đau và bệnh nhân nằm viện trong dịp tết… tổng giá trị hoạt động là 110 triệu đồng.

Ngoài ra, hội viên các đội xung kích chữ thập đỏ còn tổ chức cắt tóc cho học sinh tại các trường, phân hiệu trường ở thôn, bản; xây dựng hũ gạo tình thương tại 3 xã là Hồ Bốn, Khao Mang và Lao Chải để giúp đỡ trực tiếp những hộ nghèo, khó khăn ở cơ sở… 

Tích luỹ kinh nghiệm, đồng thời tìm tòi, vận dụng những cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, bằng nhiều hoạt động bề nổi, với tinh thần “tương thân tương ái”, Hội Chữ thập đỏ Mù Cang Chải đã kêu gọi và quy tụ được sự quan tâm, chung tay của cả cộng đồng trong việc giúp đỡ người nghèo. Được biết, ngay sau đêm giao lưu văn nghệ cuối tháng 4/2008, do Hội tổ chức quyên góp ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do thiên tai gây ra, các cá nhân, tổ chức đoàn thể, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn đã quyên góp ủng hộ được trên 19 triệu đồng; cứu trợ được trên 22 triệu đồng.

Riêng cá nhân bà Vũ Thị Mai, hội viên tán trợ Chi hội 3, thành phố Hà Nội đã ủng hộ 2 tấn gạo trị giá 15 triệu đồng; ủng hộ và trao trực tiếp 50 chăn bông, 50 bộ quần áo rét cho nhân dân tại 4 xã là Hồ Bốn, Khao Mang, Lao Chải, Mồ Dề và nhận hỗ trợ hàng tháng cho 2 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (mỗi tháng 100 nghìn đồng/em). Hay như ngay tại cuộc họp giao ban tháng của Hội tổ chức tại xã La Pán Tẩn, các cán bộ hội đã nhanh chóng quyên góp, ủng hộ 500 nghìn đồng giúp đỡ một hộ dân trong xã bị cháy nhà. Cũng theo anh Vấn: “Đối với đồng bào vùng cao, trình độ dân trí thấp thì những việc làm thiết thực và kịp thời này là cách tuyên truyền hiệu quả và ý nghĩa nhất về các hoạt động của hội”.

Khơi dậy tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện, đồng thời khuyến khích phát huy sáng kiến của hội viên trong việc đổi mới nội dung, hình thức hoạt động những mong ngày càng có thêm nhiều người nghèo được sẻ chia, giúp đỡ là mục tiêu cũng là cái đích mà Hội Chữ thập đỏ huyện Mù Cang Chải phấn đấu đạt được. Sáng kiến và những cách làm năng động, hiệu quả của Hội đã được phổ biến thành kinh nghiệm tại hội nghị biểu dương những điển hình tiên tiến trong công tác chữ thập đỏ của tỉnh đầu năm 2008 để các địa phương, đơn vị tham khảo, học tập.

 Lê Thanh

Các tin khác
Nhân dân xã Minh Tiến ra sức thi đua sản xuất nâng cao đời sống xây dựng khu phố văn hóa. (Ảnh: Thanh Tân)

YBĐT - Tính đến thời điểm đầu tháng 11/2008, trên địa bàn huyện Trấn Yên có 197/231 làng, bản khu phố văn hóa (đạt 85%), trong đó có 90 làng, bản, khu phố được xét công nhận đạt chuẩn; 128 nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng (có 40% phát huy tốt vai trò và hiệu quả); 6/22 xã ra mắt đăng ký xây dựng xã văn hóa.

Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học là trường tiểu học đầu tiên thực hiện mô hình phân môn trong giảng dạy. (Ảnh: Minh Anh)

Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học (TP Yên Bái): Thực hiện mô hình phân môn trong giảng dạy/ Hội thi công an giỏi thị xã Nghĩa Lộ

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân gắn huy hiệu cho các Nhà giáo nhân dân năm 2006

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân, chủ tịch Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú (NGND, NGƯT) cấp Nhà nước đã ký tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét trình Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu NGND, NGƯT lần thứ mười năm 2008 cho 940 nhà giáo.

Ngày 5/11, Bộ Y tế đã có công điện khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố từ Cao Bằng đến Thanh Hóa yêu cầu tiếp tục triển khai các phương án chuyển bệnh nhân hoặc di dời cơ sở y tế để đảm bảo an toàn tại các vùng đang xảy ra mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục